Thuế quan của EU có thể đẩy giá xe điện khu vực tăng cao

Các nhà lập pháp EU từ chối gia hạn quy định miễn trừ xuất xứ, đã được EU và Anh nhất trí trong thỏa thuận thương mại Brexit.

Các nhà chế tạo ô tô đã đưa ra cảnh báo rằng giá nhiều loại xe điện được sản xuất hoặc bán tại Anh và châu Âu có thể tăng 10% hoặc hơn, kể từ năm 2024, sau khi Ủy ban châu Âu cho biết, EU sẽ không gia hạn điều khoản miễn thuế đã được nhất trí trong thỏa thuận thương mại Brexit.
Thỏa thuận Hợp tác và Thương mại Anh – Liên minh châu Âu tạm thời miễn trừ xe điện khỏi các quy định yêu cầu sản phẩm phải được sản xuất ở Anh hoặc trong khối EU mới đủ điều kiện được hưởng chế độ hạn ngạch, thuế quan bằng 0, lý do là vì một tỷ lệ lớn pin sử dụng cho xe điện sản xuất tại châu Âu được nhập khẩu từ châu Á. Các tập đoàn sản xuất ô tô tại cả Anh và EU đang yêu cầu quy định miễn trừ xuất xứ sẽ được gia hạn từ ngày 31 tháng 2 năm 2023, bởi vì pin và tiền chất hiện đang được sản xuất tại châu Âu không đáp ứng đủ nhu cầu trong ngành xe điện.
Nếu Luân Đôn và Brussel không đạt được đồng thuận đối với những thay đổi này, nhiều xe điện di chuyển giữa hai bên sẽ phải trả 10% thuế, làm gia tăng thuế đối với người tiêu dùng. “Đơn giản là ngành sản xuất pin tại châu Âu không phát triển đủ nhanh để theo kịp các quy định ngày càng hạn chế hơn,” người phát ngôn Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô châu Âu nói. “Hơn nữa, do giá nguyên liệu thô tăng đột biến trong thời gian gần đây, trong khi các nguyên liệu này lại chiếm phần lớn trong thành phần của pin xe và không có xuất xứ từ châu Âu. Điều này đang trở thành thách thức trong việc đáp ứng các quy định về xuất xứ của pin.” “Nếu pin không đáp ứng quy định, thì gần như bản thân xe điện sẽ không thể làm được, bởi pin chiếm đến 30-45% trong tổng giá trị của một chiếc ô tô điện,” người phát ngôn này nói thêm. Theo thỏa thuận Hợp tác và Thương mại (TCA) giữa Anh và EU, tối đa 45% giá trị của sản phẩm được phép có xuất xứ từ bên ngoài EU thì mới được hưởng mức thuế 0%. Cho đến ngày 1/1/2024, ít nhất 40% thành phần của xe điện, và 30% thành phần pin, phải có nguồn gốc từ EU hoặc Anh. Từ năm 2024 đến ngày 1/1/2027, tỷ lệ này sẽ tăng lên 45% đối với thành phần của xe điện và từ 50-60% đối với pin.
Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, các nhà sản xuất ô tô sẽ phải trả 10% thuế. Ông Mike Hawes, Giám đốc điều hành cơ quan thương mại Anh – Hiệp hội các nhà sản xuất và thương mại Motor cho biết, ông ủng hộ gia hạn quy định miễn trừ. ” Tôi không nghĩ năng lực sản xuất pin tại Anh hay châu Âu sẽ tăng lên mức đủ để đáp ứng nhu cầu,” ông nói thêm. Tuy nhiên, một quan chức EU cho biết Brussel không “sẵn sàng thay đổi các quy định về xuất xứ.”
“Các quy định này nằm trong cân nhắc tế nhị của thỏa thuận TCA. Các bên liên quan cần có thời gian để thích ứng, và họ được khuyên nên sử dụng thời gian chuyển tiếp được cho,” ông Hawes nói thêm. Chính phủ Anh cho biết họ tin tưởng ngành công nghiệp này có thể thích nghi kịp thời . “Chúng tôi quyết tâm đảm bảo Anh vẫn là một trong những nơi sản xuất ô tô tốt nhất thế giới, nhất là khi chúng tôi chuyển đổi sang xe điện. Chúng tôi nhất trí với thỏa thuận thuế và hạn ngạch bằng 0 với EU, bao gồm các quy định mới về xuất xứ trong ngành công nghiệp ô tô,” một người phát ngôn cho biết.
Hơn 10 công ty sản xuất pin được cho là sẽ đi vào hoạt động trên khắp châu Âu trong thập kỷ này để theo kịp số lượng xe điện đang được sản xuất ngày càng nhiều ngay tại khu vực. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô cho biết, những cam kết của ngành công nghiệp hóa chất và pin về việc tăng nhanh sản lượng đã không được thực hiện. Tuy nhiên, cả Anh và EU đều không muốn đề nghị gia hạn miễn trừ. ” Chính trị là như vậy. Nếu một bên yêu cầu thì bên kia sẽ đòi hỏi một cái gì đó đáp lại.” Các quốc gia thành viên EU có thể thúc ép Ủy ban châu Âu chấp nhận các quy định về thay đổi xuất xứ nếu Luân Đôn cũng đồng ý với điều này.
Tuy nhiên, đa số các quốc gia có tư cách thành viên sẽ phải bỏ phiếu nhất trí sự thay đổi này tại Hội đồng Liên minh châu Âu. Bộ trưởng Thương mại Tây Ban Nha, bà Xiana Mendez mới đây đã nói với FT rằng Madrid sẽ ủng hộ động thái này. Tây Ban Nha là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 2 châu Âu về mặt số lượng, sản xuất 16 mẫu xe điện. ” Chúng tôi sẽ cho thấy sự đồng tình. Chúng tôi có một chuỗi giá trị giữa EU và Anh. Việc áp dụng các quy định xuất xứ phù hợp là vì lợi ích chung. Nếu chúng ta nhập khẩu pin từ châu Á thì điều đó cần phải được tính đến,” bà Xiana Mendez nói.
(Theo Financial Times)
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
Thông tin không lấy làm vui vẻ cho năm 2024 tại EU.
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.