-
4 loại vi sai hạn chế trượt phổ biến trên ô tô
Bộ vi sai hạn chế trượt trên ô tô viết tắt là LSD là một bộ phận có tác dụng hạn chế trượt cho bộ vi sai khi một trong các bánh xe của ô tô bắt đầu trượt quay. LSD sẽ tạo ra một lực hãm tại bán trục giúp phân bố lực truyền tương thích đến bánh xe dẫn động, làm tăng hiệu quả bám ở hai bánh xe giúp xe vượt qua được những địa hình xấu và duy trì tốc độ ổn định của xe. Qua tìm hiểu, tôi thấy có số loại vi sai phổ biến như sau:
Thứ nhất là bộ vi sai hạn chế trượt sử dụng nối khớp thuỷ lực
Bộ vi sai này sử dụng sức cản nhờ vào độ nhớt của dầu giúp hạn chế sự trượt của vi sai. Qua bộ lá đĩa ma sát trong được nối với bán trục và bộ lá đĩa ma sát ngoài được nối với vỏ vi sai sẽ truyền các mô men.
Theo tôi được biết thì nhờ lực ly tâm của truyền động quay giúp cho dầu nhớt có thể “len lỏi” bên trong và ép những đĩa ma sát với nhau thành một khối. Nhờ đó, bánh xe bị trượt sẽ quay chậm hơn từ đó cân bằng lực kéo giữa hay bánh xe dẫn động, góp phần duy trì tốc độ ổn định cho xe.
Thứ 2 là bộ vi sai hạn chế trượt cảm ứng mô-men xoắn – Torsen
Với tính chất tự khoá giữa trục vít và bánh vít, mà cụ thể là của bánh răng bán trục và bánh răng hành tinh trục của bộ vi sai cảm ứng mô men xoắn Torsen giúp hạn chế sự trượt của bánh xe. Mức độ phụ thuộc vào góc nghiêng răng của trục vít và bánh vít trong bộ vi sai này.
Thứ 3 là bộ vi sai hạn chế trượt cảm ứng mô-men xoắn – kiểu ma sát lệch trục
Đây là sự cải tiến của cơ cấu hạn chế trượt Torsen ở trên, được cấu tạo gồm: vỏ hộp vi sai, bánh răng bán trục và bộ bánh răng hành tinh, đặc biệt độ dài trụ xoắn tại hai đầu là khác nhau.
Nhờ độ lệch của bánh răng hành tinh ở hai đầu của nó mà nó sẽ hãm được sự trượt quay của bánh xe.. Có hai lực ma sát được tạo ra trong bộ vi sai này là lực ma sát giữa mặt đầu của bánh răng bán trục (có cấu tạo một vòng đệm) và các đỉnh răng đầu ngắn của bánh răng hành tinh và lực ma sát giữa các đỉnh răng đầu dài của bánh răng hành tinh với vỏ hộp vi sai, và cơ chế này sẽ giúp hãm bánh răng bán trục và vỏ hộp vi sai, từ đó giúp cân bằng momen quay, xe sẽ vượt qua đường trơn trượt.
Thứ 4 là bộ vi sai hạn chế trơn trượt loại nhiều đĩa
Bộ vi sai hạn trên được cấu tạo từ nhiều lò xo nén hình trụ lắp giữa 2 bánh răng bán trục, nó sẽ giúp giữ các vòng đệm chặn ép vào các tấm đĩa ma sát một cách tối ưu. Như vậy, khi bánh xe trượt quay càng mạnh thì lực ép của lò xo lên các đĩa ma sát sẽ càng lớn, bộ vi sai chống trượt sẽ hoạt động càng hiệu quả hơn giúp xe ô tô có thể vượt qua những cung đường xấu một cách thuận lợiCác loại vi sai hạn chế trượt đều có chức năng chung là cải thiện khả năng bám đường của xe, đặc biệt khi di chuyển trên đường trơn trượt hoặc vào các khúc cua. Vì thế, chúng ta cũng cần thường xuyên bảo dưỡng bộ vi sai bằng cách tra dầu bôi trơn, điều chỉnh khe hở của bánh răng vi sai để thiết bị hoạt động ổn định, không bị hỏng hóc đột ngột, từ đó tạo nên sự ổn định trong suốt hành trình di chuyển của xe.
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.Bình luận
Bạn phải đăng nhập để bình luận
Diễn đàn ‘Công nghệ ô tô’ không còn cho phép tạo thảo luận và trả lời.
Bình luận
Bình luận mới nhất