-
Tự vệ sinh xe tại nhà
Hướng dẫn tự vệ sinh nội thất ô tô tại nhà
Để chuẩn bị cho việc vệ sinh nội thất ô tô, cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:
- Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô chuyên dụng
- Khăn vải lau coton khô và ướt
- Máy hút bụi
- Một chiếc bàn chải mềm
- Chổi lông nhỏ mềm
Khi tự dọn nội thất oto tại nhà, bạn có thể kết hợp sử dụng máy hút bụi và dùng dung dịch vệ sinh nội thất ô tô. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh nội thất ô tô chuyên dụng dành cho nhiều loại bề mặt khác nhau. Các loại dung dịch này chứa thành phần chất tẩy cao giúp loại bỏ nhanh chóng các vết bẩn, mùi hôi… trong xe.
Dung dịch vệ sinh nội thất ô tô là một loại hoá phẩm thường có thành phần là các hợp chất hoạt động bề mặt (Surfactant, Surface Active Agent) có khả năng tẩy rửa, đẩy sạch các loại chất bám dính trên bề mặt. Anionic là nhóm chất hoạt động bề mặt được sử dụng phổ biến nhất trong các loại dung dịch vệ sinh nội thất ô tô. Anionic có khả năng hoạt động bề mặt rất mạnh, tạo bọt, khả năng lấy dầu cao.
Dung dịch vệ sinh nội thất ô tôcó khả năng tẩy rửa, đẩy sạch các loại chất bám dính trên bề mặt
Tác dụng chính của dung dịch vệ sinh nội thất ô tô là:
- Làm sạch nhanh chóng chất bẩn, chất dính: Các chất hoạt động bề mặt trong dung dịch vệ sinh nội thất xe có khả năng tẩy rửa nhanh, sạch và triệt để mọi loại chất bẩn như dầu mỡ, bụi bẩn, đất cát, hoá mỹ phẩm… bám trên những bề mặt nhựa mờ, nhựa bóng, da, cao su, vinyl, vải, nỉ…
- Làm mới, tạo độ bóng, ngăn loã hoá các bề mặt: Bên cạnh khả năng làm sạch, một số dòng dung dịch vệ sinh nội thất xe hơi còn có khả năng đóng vai trò như một dưỡng chất làm mới, tạo độ sáng bóng và ngăn loã hoá cho các bề mặt da, nhựa, cao su, vinyl, vải, nỉ…
- Khử mùi nội thất: Các loại dung dịch vệ sinh nội thất xe hiện nay thường có mùi nhẹ, tự nhiên, dễ chịu, có tác dụng hỗ trợ khử mùi hiệu quả.
Hiện nay có khá nhiều loại dung dịch vệ sinh nội thất xe hơi. Trong đó được phân thành 2 nhóm chính là: nhóm chất lỏng và nhóm chai xịt dạng bọt. Cả 2 loại này đều có thể sử dụng trực tiếp trên bề mặt cần làm sạch. Chỉ cần dùng khăn lau qua là sạch ngay, rất tiện lợi. Bề mặt sau khi vệ sinh không bị nhờn dầu như xà phòng nên không cần dùng khăn ẩm để lau lại. Với các vết bẩn cứng đầu sau khi xịt có thể đợi tầm 15 – 20 phút rồi lau lại.
Để đạt được hiệu quả làm sạch cao, khi mua bình xịt vệ sinh nội thất ô tô, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng như ZADATO – Foam Cleaner. Dòng bình xịt vệ sinh nội thất ô tô này nhận được nhiều đánh giá tốt từ người dùng. Bình xịt có khả năng làm sạch sâu hiệu quả mọi loại bề mặt từ da, vải, nỉ đến nhựa, cao, kim loại… ZADATO – Foam Cleaner có dạng xịt tạo bọt không chỉ làm sạch chất bẩn còn giúp tạo độ bóng, khử mùi bằng mùi hương dễ chịu.
Bên cạnh đó, các sản phẩm khác như 3M Leather & Vinyl Restorer (sử dụng cho bề mặt da và nhựa), Sonax Leather Care (sử dụng cho bề mặt da) cũng được nhiều người sử dụng.
Các bước tự vệ sinh nội thất xe ô tô:
Sau khi đã có đầy đủ dụng cụ, chúng ta bắt tay vào việc vệ sinh nội thất thôi nào!
Bước 1: Hút bụi
Một trong những việc đầu tiên cần làm khi vệ sinh nội thất ô tô đó là hút bụi. Hút bụi giúp các bước vệ sinh, lau chùi dễ dàng và sạch sẽ hơn.
Việc hút bụi này nên bắt đầu từ cao xuống thấp, từ trên xuống dưới. Đầu tiên là hút từ trần xe sau đó hút từ taplo, vô lăng, các ốp cửa, ghế xe… sau cùng là sàn xe. Chú ý, khi hút bụi nên để ý đến các khe, kẽ vì đó là những nơi bụi bẩn dễ bay lọt vào.
Bước 2: Vệ sinh trần xe
Bước tiếp theo, sau khi đã tiến hành hút bụi xong sẽ là vệ sinh trần xe. Khu vực trần xe thường ít bẩn nên vệ sinh khá dễ dàng. Chỉ cần xịt trực tiếp dung dịch vệ sinh lên trần xe, đợi tầm 5 phút rồi lau sạch bằng khăn. Vì khu vực trần xe cũng khá rộng, nếu cẩn thận có thể dùng thêm một chiếc khăn nữa để thay thế chiếc khăn kia khi đã bị bẩn.
Bước 3: Vệ sinh taplo, vô lăng, bệ cần số
Taplo, vô lăng, bệ cần số trung tâm… là những vị trí thường xuyên sử dụng, do đó dễ bị bẩn. Đây cũng là những vị trí có rất nhiều chi tiết nhỏ, vì vậy khi vệ sinh chúng đòi hỏi thật tỉ mỉ.
Ở bước này cần có chổi lông nhỏ mềm, khăn khô, dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Ở những nơi khe nhỏ không thể dùng khăn lau được, có thể dùng chổi lông mềm để vệ sinh chúng, sau đó dùng khăn lau lại xung quanh.
Bước 4: Vệ sinh ghế xe
Đầu tiên xịt dung dịch vệ sinh lên ghế, lần lượt dùng bàn chải lông mềm, chải sạch từ lưng ghế cho đến mặt ghế, phía trước và sau một cách nhẹ nhàng. Sau khi đã chải xong, dùng khăn sạch khô để lau lại. Nếu ghế được làm từ chất liệu bằng da, sau làm sạch bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, có thể dùng khăn sạch lau với dung dịch làm bóng da để tạo độ bóng cho bề mặt da ghế.
Bước 5: Vệ sinh cánh cửa
Ốp cửa ô tô thường được làm bằng nhựa, do đó vệ sinh bộ phận này cũng khá dễ dàng. Chỉ cần dùng bàn chải cọ sạch với dung dịch làm sạch chuyên dụng và sau đó lau lại bằng khăn khô. Chú ý đừng quên các chi tiết nhỏ như khe cửa, bản lề, tay nắm cửa. Nếu cửa có bọc da nên sử dụng bàn chải mềm tương tự như ghế.
Bước 6: Vệ sinh sàn xe
Sàn xe và thảm trải sàn là nơi bẩn nhất trên xe. Tuy nhiên không cần quá lo lắng vì mặc dù là khu vực dễ bị bẩn nhưng đây cũng là nơi dễ dàng để bạn vệ sinh. Với sàn xe, sau khi xịt dung dịch vệ sinh làm sạch, chỉ cần dùng bàn chải mềm và khăn lau lại là sàn xe sẽ trở nên sạch sẽ nhanh chóng.
Nguồn: sưu tầmBạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.Bình luận
Bạn phải đăng nhập để bình luận