-
Động cơ 2 kỳ
Động cơ 2 kỳ chủ yếu là động cơ xăng 2 kỳ có công suất nhỏ hoặc làm khởi động cho động cơ chính diesel, một số trường hợp động cơ tĩnh tại cũng sử dụng động cơ diesel 2 kỳ. Động cơ 2 kỳ là động cơ đốt trong không có van (xupap), không có hệ thống bôi trơn cụ thể. Đơn giản, ít bộ phận, nhẹ. Piston làm nhiệm vụ đóng mở đường nạp và xả.
Động cơ 2 kỳ hoạt động với một chu trình công suất (hút – nén – nổ – xả) xảy ra trong hai hành trình của piston (lên và xuống) tức một vòng quay của trục khuỷu.
Động cơ xăng 2 kỳ: Piston đi từ điểm dưới (ĐCD) lên điểm trên (ĐCT), van lưỡi gà mở, nạp hỗn hợp không khí, nhiên liệu vào khoang cac te, đồng thời thực hiện việc xả khí xót và nén hỗn hợp hòa khí, cuối hành trình này, bugi đánh lửa đốt cháy nhiên liệu, áp suất tăng lên đẩy piston đi xuống. Piston đi từ ĐCT xuống ĐCD thực hiện hành trình sinh công, đồng thời xả khí thải và nạp hòa khí từ khoang cac te vào buồng đốt động cơ. Như vậy chu trình công suất của động cơ đã hoàn thành và tiếp tục một chu trình mới.
Động cơ 2 kỳ không có hệ thống bôi trơn cụ thể, bởi vì cac te của nó cần phải làm nhiệm vụ của buồng nén phụ (nạp khí vào trong kỳ nén. Do đó, nhiên liệu (xăng) sử dụng cần phải pha trộn với dầu bôi trơn theo một tỷ lệ nhất định. Khi hỗn hợp hòa khí tràn vào khoang cac te, làm nhiệm vụ bôi trơn các bộ phận bên trong động cơ. Vì cách bôi trơn này không thực sự hiệu quả, nên động cơ 2 kỳ thường mòn nhanh.
Ưu điểm của Động cơ 2 kỳ:
- Không có xupap, cấu tạo đơn giản hơn
- Cháy một lần cho mỗi vòng quay có nghĩa công suất đầu ra cao hơn động cơ 4 kỳ
- Kết cấu đơn giản, nhẹ hơn, do đó chi phí sản xuất rẻ hơn
- Động cơ hai kỳ có tiềm năng cho công suất gấp đôi so với động cơ 4 kỳ có cùng thể tích (thực tế chỉ bằng 1.5 lần)
- Công việc bảo trì ít hơn
Nhược điểm của Động cơ 2 kỳ:
- Tuổi thọ thấp hơn động cơ 4 kỳ vì không có hệ thống bôi trơn cụ thể
- Phải trộn nhiên liệu và dầu để bôi trơn động cơ, do đó tốn dầu bôi trơn, cháy kém hiệu quả
- Khả năng tiết kiệm nhiên liệu kém
- Chúng tạo ra nhiều ô nhiễm hơn
- Chúng là động cơ rất khói
- Hỗn hợp không khí, nhiên liệu bị rò rỉ ra ngoài qua cổng xả
Nguồn : https://www.xecov.com/articles/so-sanh-dong-co-2-ky-va-4-ky-cac-dac-tinh-ky-thuat
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.Bình luận
Bạn phải đăng nhập để bình luận
Diễn đàn ‘Công nghệ ô tô’ không còn cho phép tạo thảo luận và trả lời.
Bình luận
Bình luận mới nhất