Home Diễn đàn Tâm sự Nôm na về chức năng tự lái, trợ lái (ADAS)

Gán nhãn: 

  • Nôm na về chức năng tự lái, trợ lái (ADAS)

    0 VF Points
    Thành viên
    01/08/2024 lúc 13:32

    Gần đây có một số trăn trở về ADAS, nên mình có tổng hợp sơ lược chia sẻ để mọi người cùng sử dụng nó một cách chính xác, tăng cao an toàn cho bản thân và gia đình.

    ADAS chia làm cấp độ (có ghi trong hướng dẫn sử dụng của xe, nên đọc kỹ để biết xe mình đang trang bị cấp độ mấy, tránh dùng nhầm gây mất an toàn)

    Cấp độ 1: Hỗ trợ lái xe

    • Kiểm soát hành trình thích ứng (ACC): Tự động điều chỉnh tốc độ để duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước.
    • Phanh khẩn cấp tự động (AEB): Tự động phanh khi phát hiện nguy cơ va chạm.
    • Cảnh báo chệch làn đường (LDW): Cảnh báo khi xe lệch khỏi làn đường mà không có tín hiệu xin đường

    Cấp độ 2: Tự lái một phần

    • Khả năng tự hành: Xe có thể tự động điều khiển cả tốc độ và hướng đi trong một số tình huống nhất định.
    • Hỗ trợ giữ làn đường (LKA – Lane Keeping Assist): Tự động điều chỉnh tay lái để giữ xe trong làn đường.
    • Hỗ trợ đỗ xe tự động (APA – Automatic Parking Assist): Tự động điều khiển xe vào chỗ đỗ.
    • Kiểm soát hành trình thích ứng nâng cao (Enhanced ACC): Tự động điều chỉnh tốc độ và giữ làn đường trên cao tốc
    • Yêu cầu người lái: Người lái vẫn cần giám sát và sẵn sàng can thiệp

    Cấp độ 3: Tự lái có điều kiện

    • Khả năng tự hành: Xe có thể tự lái trong một số điều kiện nhất định mà không cần người lái giám sát liên tục.
    • Tính năng:
      • Tự động điều khiển tốc độ và hướng đi.
      • Hỗ trợ lái xe trong các tình huống giao thông phức tạp như kẹt xe.
      • Tự động dừng và khởi động lại khi cần thiết.
    • Yêu cầu người lái: Người lái phải sẵn sàng can thiệp khi hệ thống yêu cầu

    Cấp độ 4: Tự lái hoàn toàn trong điều kiện nhất định

    • Khả năng tự hành: Xe có thể tự vận hành hoàn toàn mà không cần người lái giám sát, nhưng chỉ trong những khu vực hoặc điều kiện nhất định.
    • Tính năng:
      • Tự động điều khiển trong mọi tình huống giao thông trong khu vực được chỉ định.
      • Xử lý các tình huống khẩn cấp mà không cần sự can thiệp của người lái.
      • Tự động tìm và đỗ xe.
    • Yêu cầu người lái: Không cần người lái giám sát trong các khu vực được chỉ định, nhưng người lái có thể can thiệp nếu muốn

    Ý kiến cá nhân: hiện thời 01/08/2024 hầu hết các mẫu xe của Vin chỉ hỗ trợ tối đa ở cấp độ 2 và cần người lái phải chủ động can thiệp cao, nên mấy cái kiểu bỏ tay ra, rồi ngồi sang ghế phụ rõ ràng là không đọc hướng dẫn sử dụng, tới khi gặp sự cố thì sai vẫn ở mình. Ngoài ra khi dùng ADAS cấp độ 2 theo kinh nghiệm cá nhân thì nên để cài đặt khoảng cách tối đa 5 vạch để nó giữ được 100m khi phi ở tốc độ 100km/h trở lên, có gì phần sai số của phanh khẩn cấp còn đủ dùng, nó như đoàn tàu khi cần phanh cũng cần tới 100m không phải phanh cái là dừng ngay được

    Về lịch sử thì ADAS chia làm hai giai đoạn chính:

    1. Trợ lái (1950- 2010) có những chức năng:
      • Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) : hiểu nôm na là khi đạp phanh hết nấc đột ngột, thì phanh nó không dập 1 phát như bóp phanh xe đạp mà thay vào đó nó tự nhấp nhả như là mình đạp nhiều phát
      • Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD): nó nâng lên một mức là kiểm soát lực phanh ở từng bánh sao cho phù hợp, ví dụ: Xe đang vào cua phải, EBD sẽ phân phối lực phanh nhiều hơn đến các bánh xe bên trái (bánh xe bên ngoài của cua) để tăng độ bám đường và giảm nguy cơ trượt bánh => Xe duy trì được sự ổn định và an toàn khi vào cua, giảm thiểu nguy cơ mất lái hoặc lật xe
      • Kiểm soát hành trình thích ứng (ACC): Sử dụng các cảm biến như radar hoặc laser để quét đường phía trước và điều chỉnh tốc độ xe một cách tự động
        • Tình huống: Bạn đang lái xe trên đường cao tốc với tốc độ cài đặt là 80 km/h.

          • Phát hiện xe phía trước: Nếu xe phía trước di chuyển chậm hơn và khoảng cách giữa hai xe giảm xuống mức không an toàn, ACC sẽ tự động giảm tốc độ của xe bạn để duy trì khoảng cách an toàn (chú ý cài đặt khoảng cách an toàn ở mức tối đa trên cao tốc để phòng phản ứng với tình huống)

          • Xe phía trước tăng tốc hoặc chuyển làn: Khi xe phía trước tăng tốc hoặc chuyển làn, ACC sẽ tự động tăng tốc độ của xe bạn trở lại mức đã cài đặt ban đầu (80 km/h)

          Lợi ích của ACC
          • An toàn hơn: Giảm nguy cơ va chạm do duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước.

          • Tiện lợi hơn: Giảm căng thẳng cho người lái khi phải điều chỉnh tốc độ liên tục, đặc biệt trên các tuyến đường dài hoặc đông đúc

      • Cảnh báo chệch làn đường (LDWS): chức năng này đơn giản nếu xe dẫm vạch nó cảnh báo bằng âm thanh, hoặc tự bẻ lái chỉnh làn (nếu bật cài đặt)
      • Hỗ trợ phanh khẩn cấp tự động (AEB): (Nếu bật )
        • Tự động phanh phía trước khi phát hiện nguy cơ va chạm với vật thể, xe, hoặc người phía trước (lưu ý: chỉ hoạt động khi tốc độ xe đang từ 10km/h – 150km/h, dưới 10km/h, trên 80km/h nó có thể có sai số)
        • Tự động phanh phía sau tương tự, và chỉ có hoạt động khi tốc độ lùi xe 2km/h – 10km/h (lùi nhanh hơn hoặc chậm hơn không không chạy)
    2. Giai đoạn số hóa mạnh (2010 tới nay):
      • Tự lái bán phần như hỗ trợ giữ làn đường (LKAS)
      • Hỗ trợ đỗ xe tự động (PAS)
      • Nhận diện biển báo giao thông (TSR)

    Còn khá nhiều cái khác như điểm mù, v.v…

    • Thảo luận này đã được sửa đổi 11 tháng trước bởi  De Vesta.
    • Thảo luận này đã được sửa đổi 11 tháng trước bởi  sonle_truong.
    5
    0

    Bình luận

Bắt đầu thảo luận
0 của 0 trả lời June 2018
Vừa xong