-
Phát triển giao thông xanh tại Việt Nam
Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt nên việc phát triển giao thông xanh là điều tất yếu mà mỗi quốc gia phải làm, không ngoại trừ Việt Nam.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ giao thông sử dụng xe xăng sang xe xanh (xe điện) là hành trình cần nhiều thời gian. Hiện nay, nhiều thành phố lớn của Việt Nam cũng đã nhanh chóng lan tỏa tinh thần sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường tới đông đảo người dân. Tuy nhiên, điều gì cũng có 2 mặt nên quá trình phát triển giao thông xanh vẫn còn nhiều vấn đề. Một số thành tựu và thách thức mà Việt Nam đạt được:
- Một số thành tựu của dự án giao thông xanh
Quá trình xây dựng các dự án liên quan đến giao thông xanh được Sở Giao thông vận tải TP. HCM và Hà Nội thực hiện song song giữa truyền thông và trải nghiệm thực tế, nhằm từng bước thay đổi ý thức của người dân.
- Tại TP. HCM
- Nhiều mô hình giao thông xanh đã được đưa vào vận hành, nổi bật nhất phải kể đến dự án xe đạp công cộng chính thức vận hành từ tháng 3/200 và thu hút đông đảo người dân tham gia, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên,…
- Quý I năm 2022, Ủy ban nhân dân TP. HCM thí điểm hoạt động 5 tuyến xe buýt điện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải khí và hạn chế tiếng ồn của động cơ, tạo ra một nét giao thông mới.
- Tại Hà Nội
- Ban ATGT thành phố phối hợp với Vinbus đẩy mạnh hoạt động truyền thông qua chương trình thực tế “Chặng đường xanh” với 20 tập phát sóng, quy tụ nhiều người nổi tiếng tham gia và được phát sóng tại kênh truyền hình quốc gia và mạng xã hội uy tín.
- Tất cả người tham gia chương trình sẽ được trải nghiệm đi xe buýt điện VinBus tới các điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, ẩm thực của Thủ đô,…. đồng thời tuyên truyền tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện xanh, giúp nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân trở nên văn minh và bảo vệ môi trường hơn.
- Thách thức
Số lượng người chuyển sang đi xe điện vẫn còn ít. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Thói quen chỉ sử dụng ô tô điện để di chuyển gần, đi chơi, cà phê, dạo phố chứ không lựa chọn để đi đường trường.
- Tâm lý e ngại về quãng đường di chuyển, pin sạc, thời gian sạc pin, điểm sạc pin không thuận tiện, chi phí thuê pin và các chi phí liên quan khác,… gây tốn kém chi phí.
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.Bình luận
Bạn phải đăng nhập để bình luận
Bình luận
Bình luận mới nhất