-
So sánh xe điện và xe xăng về khả năng cập nhật phần mềm
Những dòng xe động cơ đốt trong truyền thống hoặc xe bản cũ đa số đều sử dụng hệ thống quản lý ô tô thủ công. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ không thể chủ động quản lý, cập nhật phần mềm ô tô. Thay vào đó, nhà cung cấp sẽ là người trực tiếp thực hiện quá trình nâng cấp bộ điều khiển để cải thiện hiệu suất hoạt động của xe. Chính vì vậy, nếu xảy ra các lỗi nghiêm trọng, hãng sản xuất sẽ bắt buộc phải thu hồi xe để xử lý chứ không thể tự động khắc phục qua các bản cập nhật phần mềm ô tô mới.
Hiện nay, các nhà sản xuất đã trang bị thêm tính năng cập nhật phần mềm tự động trên xe động cơ đốt trong nhằm cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng. Theo đó, người dùng có thể dễ dàng cập nhật phần mềm, quản lý cũng như bảo dưỡng xe từ xa.
Đối với ô tô điện, các nhà sản xuất hiện nay đều trang bị thêm tính năng cập nhật qua mạng (OTA), cho phép người dùng dễ dàng nâng cấp phần mềm để cải thiện hiệu suất hoạt động của xe. Nhờ đó, chủ phương tiện sẽ không cần tốn thời gian và chi phí đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng để sửa lỗi. Hai hình thức cập nhật OTA chính bao gồm SOTA (Software over-the-air) và FOTA (Firmware over-the-air).
Hầu hết các ô tô điện hiện nay đều được trang bị thêm tính năng cập nhật qua mạng (OTA) với hai hình thức là SOTA và FOTA
SOTA là hình thức cập nhật phổ biến hơn và đã được nhiều nhà sản xuất xe điện lớn trên thế giới lựa chọn tích hợp. Theo đó, bản cập nhật SOTA sẽ bao gồm những thay đổi đối với hệ thống điều khiển các bộ phận vật lý hoặc xử lý tín hiệu điện tử của xe. Trên thực tế, phần lớn các bản cập nhật SOTA được áp dụng khi nhà sản xuất muốn cải thiện giao diện người dùng trên xe, ví dụ như nâng cấp màn hình thông tin giải trí và điều hướng.
Khác với sự phổ biến của SOTA, FOTA sẽ yêu cầu công nghệ tiên tiến hơn mà không phải nhà sản xuất nào cũng sở hữu. Cụ thể, để có thể sử dụng hình thức cập nhật FOTA, xe điện bắt buộc phải có hệ thống an ninh mạng đảm bảo, kết nối nhanh chóng cùng khả năng tính toán vượt trội. Hiện nay, các nhà sản xuất ô tô vẫn đang nỗ lực tích hợp chip cổng thông minh nhằm tận dụng hết khả năng của FOTA. Các cổng này đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa chiếc xe, hệ thống cảm biến, các bộ phận vật lý và dữ liệu đám mây.
VinFast là một trong số ít những hãng sản xuất trang bị thêm tính năng cập nhật phần mềm miễn phí FOTA và thu phí SOTA trên các mẫu xe của mình. Ngay trên mẫu ô tô điện VF e34 và VF 8, chủ sở hữu đã có thể dễ dàng cài đặt phần mềm mới thông qua mạng Internet mà không cần đến đại lý hoặc các xưởng dịch vụ của VinFast. Chỉ với một chạm trên điện thoại thông minh, người dùng có thể nhanh chóng “làm mới” chiếc xe điện của mình.
Các mẫu ô tô điện VinFast đều được trang bị tính năng cập nhật phần mềm FOTA, giúp người dùng thuận tiện nâng cấp hệ thống chỉ với một chạm
Hơn nữa, phần mềm VinFast còn có thể được nâng cấp liên tục mà không cần bổ sung thêm phần cứng. Những tính năng hiện đại trên ô tô sẽ luôn được nâng cấp, cập nhật nhằm tăng sự tương tác giữa người và xe. Bằng cách này, chiếc xe sẽ có thể thấu hiểu và đáp ứng những nhu cầu sử dụng của chủ sỡ hữu hơn. Đây cũng là một trong những bước đi thể hiện rõ chiến lược “Lấy khách hàng làm trung tâm” của VinFast.
Việc so sánh xe điện và xe xăng về khả năng cập nhật phần mềm giúp người dùng có thêm thông tin, hiểu rõ hơn về cách hoạt động của từng hình thức cập nhật. Trên các dòng ô tô điện VinFast, người dùng có thể thuận tiện cập nhật phần mềm từ xa nhờ tính năng FOTA tân tiến vượt trội.
Nguồn:https://vinfastauto.com/vn_vi/so-sanh-xe-dien-va-xe-xang-ve-kha-nang-cap-nhat-phan-memBạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.Bình luận
Bạn phải đăng nhập để bình luận
Diễn đàn ‘Công nghệ ô tô’ không còn cho phép tạo thảo luận và trả lời.
Bình luận
Bình luận mới nhất