Home › Diễn đàn › Công nghệ ô tô › Thuật Ngữ Trên Ôtô Bạn Nên Biết
-
Thuật Ngữ Trên Ôtô Bạn Nên Biết
50 VF Points
Khách Danh dự
11/11/2022 lúc 19:21Em xin chia sẻ với các Bác một số thuật ngữ hay gặp trên oto có thể nhiều bác đã biết nhiều bác chưa biết các bác cứ xem rồi tham khảo thêm cho kiến thức của bản thân, Có thể một ngày nào đó các bác sẽ dùng đến nó.
1. Thông tin cơ bản về tính năng ô tô.
– ABS: Hệ thống chống bó cứng phanh.
– AC: Máy lạnh.
– AWD / FWD / RWD / 4WD: Bốn loại hệ dẫn động, cho biết cách thức truyền lực đến các bánh xe.
– BHP: Mã lực phanh.
– DAB: Phát âm thanh kỹ thuật số.
– GPS: Hệ thống định vị toàn cầu.
– ICE: Động cơ đốt trong.
– MPG: dặm trên gallon.
2. Thuật ngữ xe điện.
BEV: Xe điện chạy bằng pin.
MHEV: Xe điện hybrid nhẹ.
PHEV: Xe điện hybrid plug-in.
ULEV: Phương tiện phát thải cực thấp.
Nguồn : Sưu tầm
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.Bình luận
Bạn phải đăng nhập để bình luận
Diễn đàn ‘Công nghệ ô tô’ không còn cho phép tạo thảo luận và trả lời.
Bình luận
-
ABS : Hệ thống chống bó cứng phanh – một công cụ hỗ trợ người lái ngăn bánh xe bị bó cứng và khiến xe bị trượt khi phanh gấp.
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
-
Phanh ABS ô tô (hệ thống chống bó cứng phanh ABS – Anti – Lock Brake System) : là hệ thống phanh điều khiển điện tử, một bộ phận thuộc hệ thống an toàn trên xe ô tô, có tác dụng ngăn ngừa hãm cứng bánh xe trong những tình huống khẩn cấp cần giảm tốc. Không những giúp người lái kiểm soát hướng lái tốt hơn, ổn định căn bằng cho thân xe ô tô, mà còn giúp người lái tránh được những tình huống xấu trong quá trình vận hành như hiện tượng văng trượt khi xe mất khả năng bám đường khi phanh gấp.
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
-
-
Nhưng nói thực khi lái xe anh em mình cũng không cảm nhận được phanh ABS với không ABS bác nhỉ
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
-
-
-
Lấy một ví dụ minh họa cho thấy sự khác biệt giữa xe được trang bị hệ thống ABS và xe không được trang bị hệ thống ABS:
– Hai chiếc xe này tham gia giao thông, cùng phải phanh gấp để tránh chướng ngại vật đang ở cự ly rất gần. Xe không được trang bị hệ thống ABS sẽ không kịp phản ứng với cú phanh gấp, không thể thắng kịp và va chạm thẳng vào chướng ngại vật. Trong khi đó, xe được trang bị hệ thống ABS đã kịp thời kiểm soát được tốc độ, kịp thời đánh lái tránh được vật cản và tiếp tục di chuyển bình thường.
– Nhờ tính năng ưu biệt của mình mà hiện nay, hầu hết các dòng xe ô tô đều được trang bị hệ thống chống bó cứng ABS như một tiêu chí để đánh giá độ an toàn của một chiếc xe khi vận hành.
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
-
Cấu tạo của phanh ABS
Hệ thống chống bó cứng ABS có cấu tạo gồm 4 bộ phận:
1. Cảm biến tốc độ (roto)
Cảm biến tốc độ có cấu tạo gồm một nam châm vĩnh cửu, cuộn dây và lõi từ, được lắp ở bánh trước và bánh sau hoặc bộ vi sai của xe. Có tác dụng nhận biết tốc độ các bánh xe để phát hiện hiện tượng bó cứng bánh xe và truyền tín hiệu về cho Bộ xử lý và điều khiển điện tử trung tâm (ECU).
2. Cảm biến giảm tốc
Cảm biến giảm tốc có chức năng giúp hệ thống ABS đo sự giảm tốc của bánh xe, từ đó có thể điều chỉnh áp suất dầu phanh hợp lý. Cảm biến giảm tốc thường có 2 loại là cảm biến đặt dọc và cảm biến đặt ngang. Cấu tạo gồm 2 cặp đèn – 01 đèn LED và 01 đèn Transistor, đĩa xẻ rãnh và mạch biến đổi tín hiệu.
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
-
3. Bộ chấp hành phanh ABS
Bộ chấp hành thủy lực ABS có cấu tạo gồm van điện tử, bình tích áp, motor điện và bơm dầu. Đảm nhận chức năng cung cấp mức áp suất dầu tối ưu nhất đến các xy lanh phanh bánh xe, giúp chống lại tình trạng bó cứng phanh theo lệnh từ bộ điều khiển ABS.
4. Bộ điều khiển ABS
Bộ điều khiển ABS là trung tâm điều khiển hệ thống phanh, nơi tiếp nhận và tính toán thông tin về tốc độ của các bánh xe được truyền về từ ECU. Từ đó, ra lệnh cho bộ chấp hành phanh thuỷ lực cung cấp áp suất dầu phù hợp để chống tình trạng phanh bị bó cứng.
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
-
Phanh ABS ô tô sử dụng như thế nào?
– Hệ thống phanh ABS kích hoạt tự động.
– Đèn báo phanh ABS trên taplo sẽ báo sáng khi hệ thống này hoạt động.
– Hệ thống phanh ABS hoạt động theo cơ chế nhấn – giữ phanh.
– Khi phanh ABS hoạt động, người lái sẽ có cảm giác xe bị rung.
– Hệ thống phanh ABS không có tác dụng giảm quãng đường phanh.
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
-
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
-
1. Máy nén (lốc lạnh)
– Điều hòa hệ thống nén được chuyển động bởi dây đai với động cơ và hợp tác từ. A / C A / C A / C thông tin điều khiển, có nghĩa là khi bạn bấm công tắc A / C trên taplo lập tức ly hợp từ sẽ kích hoạt kết nối để quay máy nén puly.
– Gas lạnh điều hòa có áp suất và nhiệt độ thấp được hóa hơi thông qua việc lấy nhiệt từ bên trong xe được hút và nén bởi máy nén. Sau đó máy nén bơm môi chất có nhiệt độ và áp suất cao vào giàn nóng làm chúng có thể hóa lỏng dễ dàng.
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
-
2. Giàn nóng
– Cấu tạo của giàn nóng bao gồm các ống nhỏ và cánh tản nhiệt bằng nhôm và chúng được lắp ngay phía trước của két nước. Khi ô tô hoạt động, không khí sẽ đi qua giàn nóng để làm mát, kèm theo đó là một quạt làm mát để làm giảm nhiệt độ của môi chất lạnh. Giàn nóng có nhiệm vụ chuyển đổi môi chất lạnh từ dạng hơi thành môi chất lạnh có dạng lỏng ở nhiệt độ và áp suất cao.
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
-
-
Cách sử dụng điều hoà ô tô tiết kiệm :
1. Không nên bật điều hòa trước hoặc cùng lúc khởi động máy
2. Đóng kín các cửa khi mở điều hòa:
3. Lấy gió từ môi trường để thêm dưỡng khí:
4. Tắt toàn bộ hệ thống điều hòa khi trời mưa:
5. Bảo dưỡng điều hòa ô tô định kỳ:
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
Bình luận
Bình luận mới nhất