Trả lời Thảo luận

Trang 31 của 54
  • HÙNG NGUYỄN ANH

    0 VF Points
    Thành viên
    19/04/2024 lúc 08:00

    Giữa “Chờ đợi – dù chẳng biết phải đợi đến khi nào” và update để có ngay “lùi chuồng, chuyển làn” thì mình vẫn chọn “Chờ đợi” vì không muốn thấy cảnh này. kkk. 🙂 🙂 🙂

    Cái đáng trách Vinfast ở đây là khi “người Tiên phong” xuống tiền nhận xe thì được sale và cả hệ thống truyền thông của Vinfast tung hô là được tặng gói ADAS trị giá 1xx triệu đồng. Nhưng rồi thì tất cả các xe xuất xưởng sau đó cũng đều được cài đặt sẵn gói ADAS giống hệt xe Tiên phong mà người mua sau cũng ko mất thêm xu nào để mua gói ADAS.

    Mặt khác, khi sử dụng gói thuê pin, người Tiên phong có 2 lựa chọn: gói linh hoạt hay gói cố định và được giữ giá trọn đời nhưng đùng một cái, vinfast đưa ra thêm điều kiện “phí đổi gói thuê pin 4,2triệu/lần” nên bà con khỏi nghĩ đến ý định đổi gói thuê pin luôn. Tốn tiền thuê pin hàng tháng quá. Định thôi ko thuê nữa, chuyển sang mua đứt pin luôn thì Vinfast trả lời kiểu “đã thuê thì phải thuê trọn đời” dù trong hợp đồng thuê pin có ghi điều khoản khách hàng thuê pin đến khi không có nhu cầu sử dụng thì thôi. Hic

  • HÙNG NGUYỄN ANH

    0 VF Points
    Thành viên
    17/04/2024 lúc 14:03

    Ko biết biển 311.99 có được gọi là đẹp ko các bác? 🙂

  • HÙNG NGUYỄN ANH

    0 VF Points
    Thành viên
    17/04/2024 lúc 09:05

    Theo mình, các bác nên chạy theo lộ trình sau để đảm bảo thời gian dừng sạc ít nhất và thuận đường, ko phải tạt ngang tạt dọc.

    Ngày 1:

    HN -> CT01 -> Trạm dừng nghỉ CT Tây Ninh Bình. Dừng sạc, ăn sáng -> CT01 -> Diễn Châu (hoặc đầu Vinh nếu thông xe trước 30/4) -> QL1 -> Cửa Lò -> VInpearl Cửa Hội. Dừng sạc, ăn trưa ở các quán trước VInpearl hoặc ăn trong nhà hàng ngay sảnh chính Vinpearl -> theo đường ven biển -> Thach Khê, dừng sạc ở Cửa hàng xăng dầu PTS Nghệ Tĩnh Số 112 – Thạch Khê (tới ngã tư, rẽ phải 1 đoạn) -> Thiên Cầm, tắm biển, nghỉ đêm… (Quanh vùng này không có trạm sạc)

    Ngày 2:

    Thiên Cầm -> cầu Cửa Nhượng -> QL1 -> Kỳ Anh. Dừng sạc, ăn sáng ở Cửa hàng xăng dầu PVOIL Kỳ Văn (đầu Kỳ Anh) hoặc Vincom+ Kỳ Anh -> QL1 -> QL1 tránh Đồng Hới -> đường HCM (QL15) -> Cam Lộ. Dừng sạc ở Cửa hàng xăng dầu Petrolimex Số 09 -> CT Cam Lộ – La Sơn -> tới nút giao La Sơn thoát ra xuống lại QL1 -> Cửa hàng xăng dầu Petrolimex Số 28, Thừa Thiên Huế (đường dẫn vào hầm Phước Tượng). Dừng sạc, ngắm cảnh đầm Cầu Hai – phá Tam Giang -> Lăng Cô . Ở Lăng Cô chỉ có trạm sạc ở Lăng Cô Beach Resort với trụ 30, 11kW ( mình ko sạc ở đây khi nào.).

    Ngày 3:

    ………..

    (Nếu các bạn OK = thì mình “tư vấn” tiếp … 🙂 )

  • HÙNG NGUYỄN ANH

    0 VF Points
    Thành viên
    16/04/2024 lúc 14:36

    Cần gì phải viêt thành 2 phần mềm rồi lại phải reset, update mỗi khi chuyển mùa và lại phải tăng dung lượng ổ cứng với RAM riếc….

    Khi lập trình điều khiển xe. Chỉ cần viết thêm vài dòng code:

    Nếu nhiệt độ môi trường =< 20 độ thì xe sẽ làm mát khoang xe và pin theo kiểu A

    Nếu nhiệt độ môi trường > 20 độ thì xe sẽ làm mát khoang xe và pin theo kiểu B

    Thế là xong. 🙂

  • HÙNG NGUYỄN ANH

    0 VF Points
    Thành viên
    16/04/2024 lúc 14:29

    Từ Hà Nội lên Hà Giang – Lũng Cú – Đồng Văn – Mèo Vạc -> Hà Giang -> Hà Nội bạn có nhiều cách đi theo nhu cầu và style ăn chơi của bạn. Mình chỉ lưu ý vấn đề sạc xe sao cho thoải mái và kg bị mệt mỏi bởi vấn đề sạc xe:

    1/ Từ HN lên HG theo đường CT HN-LC, đến lối ra IC9 thì thoát ra. Vào thị xã Phú Thọ, sạc bổ sung ở CHXD Petrolimex Phú Thọ Số 61. Rồi đóng một mạch lên HG vô tư.

    2/ Cung đường từ Hà Giang lên Lũng Cú – Đồng Văn (leo ngược dốc, đèo), bạn tính quãng đường xe đi được trên 1% pin chỉ bằng một nửa lúc bình thường thôi nhé.

    3/ Bạn có thể sạc đầy ở CHXD Petrolimex số 1 HG (trạm sạc duy nhất ở tp HG). Trên đường lên Lũng Cú thì dừng sạc ở trạm dừng chân đầu cầu Cán Tỷ. Lên tới Đồng Văn thì trước khi vào thị trấn, ghé sạc luôn ở trạm sạc nằm trong Lolo heritage resort hoặc tối quay lại đó sạc cũng OK. Khi về, bạn có thể sạc ở CHXD Mèo Vạc …. tuỳ lộ trình bạn về.

  • HÙNG NGUYỄN ANH

    0 VF Points
    Thành viên
    16/04/2024 lúc 12:00

    Theo khuyến nghị của các nhà sản xuất lốp thì nên thay lốp xe :

    – Sau 6 năm (tính từ ngày sản xuất lốp – có ghi trên thành lốp)

    – Khi mặt lốp xe mòn đến vạch đánh dấu độ mòn lốp xe.

  • HÙNG NGUYỄN ANH

    0 VF Points
    Thành viên
    16/04/2024 lúc 10:03

    CT01 Hà Nội -> Diễn Châu -> Vinh (từ 30/4) chỉ có 1 trạm sạc duy nhất ở trạm dừng nghỉ Tây Ninh Bình thôi bác.

    Chiều ra: Vinh -> Hà Nội ko có trạm sạc nào trên CT. Muốn sạc thì đến các nút giao Diễn Châu (Nghệ An), Đồng Xuân (Thanh Hoá), Cao Bồ, Liêm Tuyền…. thì thoát ra, quanh đó khoảng 1-5km có trạm sạc. Sạc xong thì quay vào lại CT01 đi tiếp.

    Kinh nghiệm của mình khi đi HN -> Vinh:

    Chiều vào: chạy đến trạm dừng nghỉ Tây Ninh Bình, sạc bồi rồi đi tiếp.

    Chiều ra: từ Vinh chạy đến nút giao Mai Sơn thì thoát ra, đi theo QL1A cũ vào Ninh Bình, nghỉ chân, sạc bổ sung rồi lên lại CT ở nút giao Cao Bồ chạy tiếp CT01 về HN.

    Đấy là để chắc ăn thôi chứ, với VF8 thì 1 bình đầy chạy HN-VH vô tư.

    • Trả lời này đã được chỉnh sửa 1 năm, 2 tháng trước by  HÙNG.
  • HÙNG NGUYỄN ANH

    0 VF Points
    Thành viên
    15/04/2024 lúc 21:19

    Xe mình sau khi lên 9.5 vẫn dùng sạc 3.5kW theo xe sạc bình thường.

    Nhưng mình chỉ dùng sạc 3.5kW ở nhà khi trời mưa gió không đi sạc công cộng được và cũng chỉ sạc trong 3 giờ để được 10-11% pin là nghỉ sạc.

  • HÙNG NGUYỄN ANH

    0 VF Points
    Thành viên
    15/04/2024 lúc 10:41

    Nguyên lý hoạt động của phanh tái sinh cao và thấp có thể hiểu nôm na thế này:

    – Phanh tái sinh thấp hay động cơ đốt trong đều hoạt động theo kiểu: mỗi lần đạp ga thì sinh ra một công để kéo xe đi được 1 quãng đường A nào đó. Khi thả chân ga, xe không sinh công nhưng nhờ lực quán tính, xe vẫn tiếp tục chạy hết quãng đường A đó. Tuy nhiên, nếu trong quá trình chạy theo lực quán tính đó mà mình dùng phanh thì công suất đã sinh ra sẽ bị mất đi bởi lực ma sát. Xe sẽ mất đi 1 ít công suất đã sinh ra -> quãng đường thực tế đi được sẽ ngắn hơn A.

    – Cũng chiếc xe đó, nếu dùng phanh tái sinh cao: mỗi lần đạp ga thì sinh ra một công để kéo xe đi được 1 quãng đường B nào đó và B = A . Tuy nhiên, khi thả chân ga hay đạp phanh thì công suất sinh ra để kéo xe đi sẽ chuyển 1 phần về lại pin => quãng đường đi được sẽ ngắn hơn so với B. Số năng lượng thu hồi về pin sẽ lại được sử dụng tiếp cho lần đạp ga tiếp theo….

    Cho nên, quãng đường đi được giữa 2 cách sử dụng PTS thấp và PTS cao về lý thuyết sẽ gần như tương đương nhau. Tuy nhiên, thực tế khi di chuyển trên đường. Nếu dùng PTS thấp thì lái xe luôn phải dùng chân ga hay dùng phanh để điều chỉnh tốc độ xe và như vậy số công có ích để kéo xe chạy sẽ bị giảm đi do chuyển 1 phần thành công để ghìm xe lại. Còn xe dùng PTS cao nếu dùng ga hay phanh để điều chỉnh tốc độ thì số công có ích dùng để kéo xe đi sẽ được tái sinh (nạp vào pin) để sử dụng cho lần đạp ga tiếp theo.

    Như vậy: nếu sử dụng PTS thấp chạy trên đường phải tăng giảm tốc độ và dùng phanh nhiều thì sẽ không hiệu quả bằng sử dụng PTS cao.

    Lợi ích khi dùng PTS cao khi đi đường đèo dốc là:

    – Chủ động tăng giảm tốc độ bằng cách dùng chính động cơ xe để ghìm tốc độ. Trong quá trình ghìm xe bằng động cơ thì pin lại được nạp điện bởi một số công dư thừa.

    – Xuống dốc hay khi phải dùng phanh được tái sinh một cơ số năng lượng.

    Kết lại:

    – Nếu xe đi đường bằng hay lên dốc thì dùng PTS cao hay thấp sẽ tương đương như nhau nếu xe không thay đổi tốc độ liên tục và ít dùng phanh để giảm tốc.

    – Nếu xe đổ dốc, đèo thì dùng PTS cao hiệu quả hơn dùng PTS thấp cả về mặt tiết kiệm nhiên liệu và an toàn.

    Với mình thì luôn đi ở PTS cao (vì quen rồi. 🙂 )

  • HÙNG NGUYỄN ANH

    0 VF Points
    Thành viên
    14/04/2024 lúc 12:45

    Công bảo dưỡng vệ sinh buồng đốt 750k (chưa VAT) thì vãi thật.

Trang 31 của 54