Trung Quốc đặt cược vào xe điện thông minh

Thay vì ngành đầu tư bất động sản nhiều bất ổn, Trung Quốc đang chuyển sang đặt cược vào ngành xe điện thông minh (IEV) với hy vọng sẽ tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế quốc gia tỷ dân này.

Năm 2021, chỉ riêng việc bán sản phẩm đã giúp ngành công nghiệp ô tô toàn cầu thu về 2,86 nghìn tỷ USD, nhưng chỉ 10% trong số đó là xe điện. Trong lịch sử, các nhà sản xuất ô tô Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã thống trị thị trường xe sử dụng động cơ đốt trong (ICE), cả về mặt kinh tế và công nghệ.
Quá trình chuyển đổi nhanh chóng ngày nay từ xe ICE sang xe điện đã mang đến cơ hội ngàn năm có một cho những quốc gia mới gia nhập thị trường ô tô thế giới. Điều này tương tự như sự trỗi dậy của các nhà sản xuất điện thoại thông minh và sự sụp đổ của điện thoại “cục gạch” những năm 2010.
Về mặt công nghệ, ngành xe điện đã phát triển qua ba giai đoạn: điện khí hóa, tính năng thông minh và hệ sinh thái. Điện khí hóa là quá trình cung cấp năng lượng cho phương tiện bằng điện, với công nghệ pin và chuỗi cung ứng là yếu tố quyết định chính.
Dựa trên nền tảng của điện khí hóa, tính năng thông minh được đưa vào xe điện để làm cho trải nghiệm lái xe trở nên thuận tiện và thú vị hơn. Chip điện toán, AI và các dữ liệu là những yếu tố chính tạo nên tính năng thông minh.
Được hỗ trợ bởi tính năng thông minh và khả năng tính toán khổng lồ, một hệ sinh thái ứng dụng có thể được phát triển cho IEV, tương tự như cách các ứng dụng di động thúc đẩy việc bán và phát triển điện thoại thông minh. Việc hệ sinh thái IEV được phát triển, nhiều kịch bản sử dụng cũng như cơ hội kinh doanh sẽ xuất hiện.
Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, Trung Quốc đã là nhà cung cấp linh kiện điện tử lớn trên toàn cầu, đặc biệt là sản xuất pin. Nhiều nền kinh tế phương Tây đã chuyển cơ sở sản xuất pin, được coi là ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao, ra nước ngoài và Trung Quốc trở thành điểm đến hoàn hảo do chi phí lao động thấp và khả năng chịu đựng tương đối cao đối với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao. Việc định hình lại chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu này đã dẫn đến sự trỗi dậy của các công ty pin Trung Quốc.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong ngành sản xuất pin
Trong những năm 2010, sự phổ biến rộng rãi của điện thoại thông minh đã tạo ra một cú hích khác cho các nhà sản xuất pin Trung Quốc. Đặc biệt, cuộc cạnh tranh khốc liệt để tham gia vào chuỗi cung ứng iPhone đã buộc các công ty này phải tăng cường đầu tư vào công nghệ và chất lượng sản phẩm.
Được hưởng lợi từ toàn cầu hóa, các công ty pin Trung Quốc đã thống trị thị trường pin toàn cầu khi kỷ nguyên xe điện bắt đầu. Lợi thế của Trung Quốc về điện khí hóa cũng tạo tiền đề để Bắc Kinh đặt cược vào ngành xe điện thông minh.
Xây dựng dựa trên chuỗi cung ứng điện khí hóa hoàn thiện, chính phủ Trung Quốc đã cam kết nguồn tài chính khổng lồ. Đồng thời, chính phủ còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành xe điện thông minh của Trung Quốc thông qua việc cung cấp các biện pháp, chính sách cung cầu IEV.
Để thúc đẩy tiêu thụ xe điện thông minh, kể từ năm 2010, Chính quyền Trung ương đã khởi xướng một chương trình trợ cấp cho người tiêu dùng, trong đó có hơn 40% là chi phí dành cho xe điện. Kể từ năm 2014, tất cả doanh số bán hàng của IEV đã được miễn thuế mua hàng.
Để khuyến khích sản xuất xe điện thông minh thay vì xe chạy bằng nhiên liệu hoá thạch, Trung Quốc đã áp dụng “chính sách tín dụng kép” kể từ năm 2018. Theo đó, các nhà sản xuất ô tô sẽ được đánh giá mức tiêu thụ nhiên liệu và sản xuất các động cơ điện để xem có đủ điều kiện nhận tín dụng năng lượng mới hay không. Kết quả của những nỗ lực này là Trung Quốc không chỉ sở hữu chuỗi cung ứng xe điện thông minh phức tạp nhất mà còn là thị trường xe điện lớn nhất trên thế giới.
Toàn cầu hóa đã trang bị cho Trung Quốc một chuỗi cung ứng sản xuất phức tạp, đặc biệt là trong điện khí hóa. Sau một thập kỷ đầu tư liên tục, Trung Quốc hiện đã sẵn sàng đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu trong ngành xe điện thông minh.
Tuy nhiên, Trung Quốc ngày nay vẫn phụ thuộc vào các nhà cung cấp chất bán dẫn nước ngoài, một công nghệ cốt lõi trong chuỗi cung ứng xe điện. Do đó, bất kỳ lệnh cấm vận nào đối với việc cung cấp chip sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng cho ngành công nghiệp xe điện thông minh của nước này. Ngoài ra, do tình hình địa chính trị hiện tại, nhiều quốc gia có thể cấm các sản phẩm xe điện thông minh của Trung Quốc do lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu và an ninh quốc gia.
(Theo: thediplomat.com)
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này: Đăng nhập.
China tương lai cũng mạnh đấy
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
Hiện tại Pin là đứng đầu thế giới
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
Xe cũng nhìu đó bác
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
đất nước tỷ dân mà
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
Tại sao xe ô tô Trung Quốc lại không được ưa chuộng ở nước ngoài
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
Sắp tới cũng đến lượt các nước khác thôi
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
Xe điện dần chiếm lĩnh thị trường
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
Sau này xe điện sẽ không còn sản xuất nữa, nhưng điện cũng lại tăng cao
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
Căng em nhỉ ?
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
Con át chủ bài chiến lược của China trong tương lai ah
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
China tiêu thị xe điện lớn nhất
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
Tại sao cứ thấy chữ China lại có cảm giác không an toàn nhỉ ?
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
Trung của gớm phết
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.
hahahaha
Bạn cần đăng nhập để tương tác với nội dung này:
Đăng nhập.