“Khách tây, khách ta phấn khích ngồi xe điện của tôi”

Anh Lê Ngọc Thông kể ngày nào cũng luôn miệng chia sẻ trải nghiệm VF e34 cho ít nhất 10 khách đi xe. “Ai cũng hỏi từ A đến Z rồi rút điện thoại livestream, trả lời mệt nhưng tôi rất vui”.

Anh Thông, sống ở quận Tân Bình, TP HCM, là lái xe công nghệ chở khách bằng ô tô điện đầu tiên hoạt động chuyên tuyến sân bay Tân Sơn Nhất. Tháng 6/2021, anh rón rén gửi 10 triệu đồng đặt cọc mẫu xe điện đầu tiên của VinFast. “Nghĩ lại thấy tiếc vì hồi đó chưa dám cọc cao hơn để được trừ voucher tiên phong”, anh kể.

Việc giao xe khi ấy của hãng lâu hơn dự kiến do đứt gãy chuỗi cung ứng linh kiện toàn cầu và ảnh hưởng của đại dịch Covid. “Ngồi nhà chịu không nổi nên tôi tìm mua cọc xe số thứ tự thấp của người khác. Chênh vài chục “chai” không xá gì, mình thích thì nhích thôi”, anh nhớ lại.

Anh Thông đánh giá xe điện VF e34 rất hời trong tầm giá
Anh Thông đánh giá xe điện VF e34 rất hời trong tầm giá

‘Khách khen xe rộng, không mùi xăng dầu’

Nhận chiếc VF e34, anh Thông đăng ký ngay biển vàng để chạy dịch vụ chở khách sân bay. Anh nhớ nhiều kỷ niệm phục vụ khách bằng xe điện. Đa số người hỏi từ A đến Z về xe khiến bác tài không kịp uống nước để trả lời.

“Ngày nào tôi cũng tiếp thị trải nghiệm thực tế cho 10 khách đi xe nhưng chưa được VinFast trả lương”, vị tài xế hóm hỉnh chia sẻ.

Anh Thông cho biết khách tây và khách ta rất phấn khích khi biết đang di chuyển bằng xe điện thương hiệu Việt Nam. “Đặc biệt là Việt kiều về nước. Họ kinh ngạc, rút phắt điện thoại livestream về bển khoe người thân rằng đang ngồi trên VF e34”, anh kể.

Trải nghiệm của đa số khách là khen xe không mùi xăng dầu, băng ghế sau rộng rãi, thoải mái và không có cảm giác say xe.

‘Quá rẻ để chạy dịch vụ’

Khi được hỏi về chi phí vận hành giữa xe xăng dầu cùng phân khúc và xe điện, người tài xế U60 trả lời ngay không suy nghĩ nhiều: “Không có cửa sánh với xe điện”.

Theo anh, chạy xe công nghệ để có doanh thu đạt 2 triệu đồng/1 ngày thì xe động cơ đốt trong phải chi phí thấp nhất 500.000 tiền xăng dầu. Còn xe điện của anh cứ doanh thu 2 triệu đồng/1 ngày thì tốn chưa tới 200.000 đồng.

Từ ngày kinh doanh chở khách bằng xe ô tô điện VinFast, anh Thông đạt thu nhập tốt hơn hẳn.

Chiếc VF e34 của anh Thông là đầu tiên chạy xe công nghệ chuyên tuyến sân bay Tân Sơn Nhất
Chiếc VF e34 của anh Thông là đầu tiên chạy xe công nghệ chuyên tuyến sân bay Tân Sơn Nhất

‘Biết cách sạc là chạy cả ngày’

Đến nay anh Thông đã chạy được 7.000 km. Một số người thắc mắc chạy dịch vụ bằng xe điện thì bất tiện ở việc sạc pin. Anh chia sẻ dù chạy xe nào, đốt trong hay điện thì cũng cần thời gian nghỉ ngơi. Do vậy anh tranh thủ tận dụng khoảng thời gian đó để sạc pin. Ví dụ, anh vừa ăn trưa vừa sạc tại trạm; hoặc tranh thủ chờ khách thì cắm sạc.

Một ngày làm việc của anh Thông thường là sạc pin qua đêm tại nhà. “Tôi sạc xe như sạc điện thoại, cứ cắm qua đêm sáng ra đầy pin. Sạc ở nhà với dòng sạc 7,4Kw sẽ tốt cho pin và quãng đường đi sẽ chính xác hơn so với sạc ở trụ siêu nhanh”, anh cho biết.

Đến 6h sáng xe bắt đầu lăn bánh khỏi nhà. “Đến khoảng 15h đến 17h tôi sẽ tìm trạm sạc VinFast gần nhất để sạc nhồi khoảng 1 tiếng. Khi xe đầy thì tôi làm nốt buổi chiều tối, rồi về nhà trước 22h đêm để cắm sạc qua đêm”, anh kể.

Vì tài xế khuyên người đi xe điện cần thay đổi thói quen một chút là sử dụng dễ dàng loại xe này, yên tâm không phải lo lắng như nhiều người đang hiểu lầm.

Anh Thông đánh giá chi phí sử dụng xe VF e34 rất thấp, lợi nhuận hơn hẳn xe xăng cùng phân khúc
Anh Thông đánh giá chi phí sử dụng xe VF e34 rất thấp, lợi nhuận hơn hẳn xe xăng cùng phân khúc

‘Mua xe vì giá tốt, ủng hộ Việt Nam’

Anh Thông không giấu lý do mua chiếc VF e34 là tổng chi phi lăn bánh bỏ ra quá rẻ so với xe xăng dầu cùng phân khúc. Anh mua được “cọc” voucher của người khác vào tháng 11/2022, chỉ thanh toán nhận xe với hãng là tròn 495 triệu đồng (chưa tính thêm 20 triệu đồng mua chênh cọc).

“Mua được rẻ là tiết kiệm cho túi tiền vợ con mình. Và tôi cũng nghiên cứu rồi, chi phí bảo dưỡng hàng năm của xe điện rất thấp. Cuối cùng là bảo vệ môi trường sống, tương lai cho con cháu. Không lý do gì không mua xe điện, ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam”, anh giải thích.

Ban đầu chạy xe, anh Thông thấy đa số tại các trạm sạc là xe điện gia đình, rất hiếm xe chạy dịch vụ như anh. Cả sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có mấy nghìn xe taxi nhưng duy nhất chỉ mình anh chạy xe VF e34. Nhưng càng gần đây càng thấy nhiều xe điện biển vàng hơn.

“Chi phí vận hành rẻ quá nên nhiều bác tài mua xe điện chạy công nghệ như tôi”, anh Thông cười lớn và nói không ngại cạnh tranh, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để ngày càng nhiều xe điện Việt Nam trên đường.

* Thông tin và hình ảnh trong bài do nhân vật cung cấp 

    1. Mong con số ngày càng nhân lên bác nhỉ. Chứ mỗi lần giá xăng tăng, cả các bác tài chạy dịch vụ lẫn người sử dụng dịch vụ đau ví, chóng mặt lắm rồi 😛

  1. dịch vụ đưa đón ở sân bay hịn quá bác ơi:), mong 1 ngày nào đó sẽ có 1 hãng taxi điện lớn ở sân bay của Vinfast để du khách quốc tế trải nghiệm nhiều hơn nữa

  2. Đợt xăng tăng vùn vụt chạy grap bằng xe xăng thì toát mồ hôi thật bác ạ, cứ xe điện lại yên tâm, lại còn bảo vệ môi trường

  3. xe dịch vụ mỗi lần xăng tăng giá thì nhiều bác tài phải tắt app không nhận cuốc, đi xe điện này nên chẳng cần phải lo nhiều nữa bác nhỉ, chúc bác luôn vững tay lái, vạn dặm bình an!

1 2