Tọa đàm Car Talks: Giải pháp phát triển bền vững của xe điện tại Việt Nam

* Bài viết này được phát triển dựa theo nội dung tọa đàm “Người Việt sử dụng ô tô điện như thế nào?” do báo VnExpress tổ chức. Thành viên xem đầy đủ buổi tọa đàm tại đây.

—————-

Chứng kiến sự phát triển như vũ bão của thị trường xe điện trên thế giới, đặc biệt là tại các nước châu Âu và Mỹ, Việt Nam vẫn đang là một quốc gia “non trẻ” với những thành tựu bước đầu. Với mục tiêu đạt 50% người dùng sử dụng xe điện vào năm 2030, Việt Nam cần nhiều nỗ lực hơn trong việc hoàn thiện những chính sách thúc đẩy, thay đổi nhận thức người dùng, cũng như cải tiến, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. [2]

Cụ thể hóa các chính sách thúc đẩy người dân sử dụng xe điện

Hướng tới “giao thông xanh” đang là xu hướng trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia đã và đang triển khai nhiều chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người dân đến gần hơn với xe điện. Một số đại diện tiêu biểu có thể kể đến như Mỹ, Đức, Ý với số lượng người dùng đăng ký sử dụng tăng lên ngày một nhiều. Một trong những lý do được cho là nhờ chính sách thắt chặt, giảm thiểu khí thải CO2 từ phương tiện giao thông xuống mức tối đa của chính quyền các nước.

Phỏng vấn Ông Chu Hữu Thọ trong Cars Talk tập 5, ông cho biết “giao thông vận tải là lĩnh vực duy nhất có lượng phát thải khí nhà kính tăng trong 3 thập kỷ qua. Chính vì lẽ đó, họ đặt mục tiêu giảm tới 90% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2050.” Bên cạnh đó, Trung Quốc, Mỹ và EU đã có kế hoạch dừng sản xuất và bán xe xăng/dầu từ năm 2035, kể cả xe hybrid. Hàng loạt hãng ô tô lớn trên thế giới cũng công bố lộ trình ngừng sản xuất xe động cơ đốt trong giai đoạn 2025-2035 để chuyển sang sản xuất xe thuần điện, ông cho biết thêm. [8]

chính sách thúc đẩy xe điện
Chính phủ Việt Nam đang từng bước triển khai các chính sách thúc đẩy phát triển xe điện (Nguồn: Sưu tầm)

Tại Việt Nam, các chính sách thúc đẩy phát triển xe điện đang dần được thực thi, trong đó chủ yếu tập trung vào việc tăng cường sản xuất xe điện thay thế dần cho xe xăng. Có thể kể đến một số chính sách tiêu biểu như “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam” đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được đưa ra tại hội thảo “Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam”. Chiến lược đã đưa ra định hướng rõ ràng bao gồm: Khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường như xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện để đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đề ra. [3]

Trước đó, Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11/1/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 cũng đã đề ra nhiệm vụ cần thúc đẩy phát triển các phương tiện giao thông sử dụng điện năng phù hợp với xu thế chung trên thế giới. [3]

chiến lược phát triển xe điện
Các chính sách chủ yếu tập trung vào việc tăng cường sản xuất xe điện thay thế dần cho xe xăng (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh các chỉ thị nhằm khuyến khích tăng gia sản xuất, Chính Phủ cũng ban hành một số chính sách nhằm tác động trực tiếp đến doanh nghiệp sản xuất. Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích phát triển phương tiện giao thông phát thải thấp, từng bước loại bỏ phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường. Đây được xem là cách thức giúp doanh nghiệp sản xuất có thêm động lực để tập trung sản xuất. [3]

Cùng với đó, Quốc hội cũng đã đồng thuận với việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xe ô tô điện, từ đó khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất ô tô điện chạy pin, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khí thải phương tiện giao thông. [3]

Những chỉ thị, chính sách ngày càng được cụ thể hóa cho thấy sự quan tâm thiết thực của Chính Phủ Việt Nam trong việc khuyến khích, thúc đẩy phát triển xe điện. 

Từng bước thay đổi nhận thức, khiến người dùng “cởi mở” hơn về xe điện

Cũng trong buổi Talkshow, ông Nguyễn Đăng Quang – Giám đốc kinh doanh ô tô miền Bắc cho rằng có 3 yếu tố khách hàng quan tâm nhất và ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang xe điện:

  • Sản phẩm tốt hay không
  • Sự thuận tiện của hệ thống trạm sạc.
  • Chính sách hỗ trợ từ hãng và cơ quan quản lý nhà nước [8].
rào cản từ người tiêu dùng
Người dùng Việt còn gặp phải nhiều “rào cản” đến từ thói quen, e ngại với sự an toàn, tính tiện lợi của phương tiện mới (Nguồn: Sưu tầm)

Đối với việc chuyển từ xe xăng sang xe điện, người dùng Việt còn gặp phải nhiều “rào cản” đến từ thói quen, e ngại với sự an toàn, tính tiện lợi của phương tiện mới, v.v. Do đó, để có thể đi đúng lộ trình, nhà nước và doanh nghiệp cần có tác động cụ thể nhằm thay đổi nhận thức của người dùng.

Gần gũi nhất với người dùng chính là các loại xe công cộng. Bằng cách để người dùng có cơ hội tiếp xúc với phương tiện công cộng chạy bằng điện, doanh nghiệp có thể dễ dàng lấy được thiện cảm. Tại các thành phố lớn như Hà Nội đã xuất hiện những phương tiện công cộng chạy điện đầu tiên, nổi bật có thể kể đến Vinbus của Tập đoàn Vingroup. Không chỉ là phương tiện chạy điện thân thiện với môi trường, VinBus còn hội tụ nhiều công nghệ hiện đại, tính năng vượt trội và độ an toàn cao theo chiến lược phát triển các dòng xe ô tô điện thông minh của VinFast hiện nay như: hệ thống tự động kiểm soát hành vi của người lái, cảnh báo những nguy cơ gây mất an toàn; chế độ tự động hạ thấp thân xe khi lên xuống phù hợp với người già, trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ mang thai. Sự cải tiến trong công nghệ của VinBus đem đến cho người dùng thành phố nhiều trải nghiệm mới mẻ, an toàn và thân thiện [5].

vinbus
VinBus hội tụ nhiều công nghệ hiện đại, tính năng vượt trội và độ an toàn cao theo chiến lược phát triển các dòng xe ô tô điện thông minh của VinFast (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, việc tạo ra những chương trình lái thử, trải nghiệm sản phẩm của các hãng sản xuất được tổ chức quy mô lớn trên cả nước cũng có công lớn trong việc giúp người dân biết đến ô tô điện 1 cách rộng rãi hơn, có cái nhìn thực chất hơn về xe điện. Trong đó phải kể đến những nỗ lực của VinFast trong việc triển khai các sự kiện triển lãm, lái thử đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người dùng.[4]

Nhờ những nỗ lực không ngừng, sự nhận thức của người dùng đối với việc sử dụng xe điện đã có nhiều tín  hiệu tích cực. Trong khảo sát gần đây về nhu cầu và nhận thức của người dùng về xe điện, có đến 99.4% người tiêu dùng trên 25 tuổi đã từng nghe tới ô tô điện, trong đó 82% người quan tâm và từng tìm hiểu về ô tô điện. Đây thực sự là con số ấn tượng cho thấy sức hút của ô tô điện với người tiêu dùng. Đặc biệt, người trẻ (dưới 40 tuổi) – phần lớn là người mua ô tô lần đầu quan tâm và tìm hiểu đến ô tô điện nhiều hơn nhóm từ trên 40 tuổi. Đây chính là động lực to lớn giúp doanh nghiệp ngày càng vững tin phát triển lộ trình đưa xe điện vào cuộc sống của người dùng Việt. [1] 

nhận thức
Khảo sát nhu cầu và nhận thức của người dùng về ô tô điện nhận được nhiều tín hiệu tích cực (Nguồn: Sưu tầm)

Hệ sinh thái xe điện từng bước được hoàn thiện

Năng lượng có thể coi là “nút thắt” lớn nhất đối với việc phát triển xe điện. Theo ông Đào Công Quyết, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), Do đặc thù Việt Nam, hầu hết các gia đình không đủ điều kiện để lắp đặt trạm sạc tại nhà, trong khi sạc tại nhà là một hình thức phổ biến cho xe điện. Tiêu thụ điện để sạc cho xe điện đòi hỏi nguồn cung cấp điện của Việt Nam phải tăng lên rất nhiều. Chưa kể, người dân Việt Nam đã quá quen thuộc với hình thức đổ xăng nhanh chóng và có sẵn nên khó khăn hơn trong việc thay đổi thói quen. [6]

Để khắc phục được tình trạng đó, Chính Phủ và doanh nghiệp buộc phải đầu tư và hệ sinh thái xe điện để giúp chủ xe yên tâm di chuyển đường trường bằng xe điện, mạng lưới trạm sạc dành cho xe điện cần được kiện toàn trên cả nước. Về vấn đề này, VinFast đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình trong việc phủ sóng trạm sạc VinFast trên toàn quốc. Ngoài ra, VinFast còn triển khai, mở rộng tối đa điểm sạc bằng cách hợp tác với các hộ dân, địa điểm kinh doanh để xây dựng trạm sạc nhằm tạo sự thuận tiện tối đa cho người dùng.

lắp trạm
VinFast tăng cường hợp tác để hoàn thiện hệ thống trạm sạc trên toàn quốc (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã được Chính phủ phê duyệt quyết định 1454 về mạng lưới đường bộ 2021- 2030, tầm nhìn 2050 và tiếp tục thực hiện Luật quy hoạch. Trong đó coi trạm sạc là 1 kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặt trạm sạc trên quốc lộ và đường cao tốc.  [6]

Mặc dù hệ sinh thái vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, những hành động trên đã cho thấy sự cấp thiết trong việc đẩy nhanh tiến độ, giúp Việt Nam nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tầm nhìn dài hạn và sự đầu tư của doanh nghiệp

Với những nỗ lực của mình, VinFast đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên và tiên phong tại VN sản xuất ô tô điện. Tính đến thời điểm hiện tại, VinFast đã cho ra mắt 3 mẫu xe điện là VinFast VF e34, VinFast VF 8 và VinFast VF 9. Cả ba mẫu xe đều sở hữu nhiều ưu điểm riêng và nhận được sự đón nhận của đông đảo người dùng. 

Để Việt Nam đến gần hơn với tương lai của sự di chuyển, VinFast đã công bố chiến lược thuần điện bắt đầu từ cuối năm 2022 với dải sản phẩm đa dạng. Không chỉ thế, VinFast hợp tác với nhiều đối tác tầm cỡ trên thế giới để sản xuất, phát triển công nghệ mới trên xe điện nhằm tối ưu trải nghiệm của người dùng. VinFast đã hợp tác với công ty Gotion High-Tech (Trung Quốc) để sớm sở hữu loại pin LFP phổ biến nhất trên toàn cầu. Nhờ đó, dòng pin mà VinFast sử dụng cho các mẫu xe điện của mình đều có ưu điểm chống nước vượt trội, khả năng vận hành khỏe và tuổi thọ cao. [7]

Chưa dừng lại ở đó, VinFast cũng đang dần hoàn thiện hệ sinh thái xe điện với hệ thống trạm sạc và các xưởng dịch vụ trên toàn quốc. Mục tiêu lắp đặt hơn 40,000 trạm sạc lớn nhỏ trên toàn quốc vẫn đang trên bước đường thực hiện. Cùng với đó, các chính sách bán hàng, hậu mãi, dịch vụ chăm sóc, cứu trợ ô tô luôn được VinFast phổ biến đến khách hàng, tạo điều kiện cho người dùng được sử dụng những dịch vụ tốt nhất từ doanh nghiệp.

Có thể nói, hành trình thuyết phục người dùng chuyển sang xe điện sẽ là một cuộc chiến dài hạn đòi hỏi cả Chính phủ và doanh nghiệp phải có hành động quyết liệt. Bằng việc đưa ra những chính sách bền vững, tương lai của ngành xe điện nói chung tại thị trường Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thành tựu tích cực.


Nguồn tham khảo:

[1] Khảo sát ô tô điện

[2] Phát triển xe điện tại Việt Nam và bài toán xây dựng cơ sở hạ tầng

[3] Cam kết quốc tế và kịch bản hai trong một

[4] Ô tô điện cần kịch bản phát triển bền vững

[5] Trải nghiệm VinBus

[6] Hoàn thiện hệ sinh thái xe điện

[7] VinFast hợp tác sản xuất pin

[8] Video tọa đàm