8 kỹ năng lái xe ô tô an toàn dành cho chủ xế

Lái xe ô tô không quá khó nhưng tài xế cần phải cải thiện trình độ lái, chủ động trong mọi tình huống. Dưới đây là 8 kỹ năng lái xe giúp anh em cải thiện trình độ lái xe, xử lý tình huống. Cầm vô lăng đúng cách: Có 3 cách cầm vô lăng phổ biến và an toàn nhất hiện nay: Cầm hai tay 9:15 hoặc 10:20 phút: Đây là kiểu cầm an toàn nhất hiện nay. Hai tay dưới vô lăng: Thoải mái cho cổ tay nhưng xoay vòng lớn là điều không thể. Hai tay ôm chấu: Lợi thế là có thể vừa lái vừa bấm còi liên tục. Nhưng khi xoay vô lăng nhanh có thể dẫn đến trượt tay gây tai nạn. Phanh ô tô bằng chân trái: Kỹ năng phanh ô tô bằng chân trái có thể giúp bạn trong những tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật khó. Phanh bằng chân trái rất thuận lợi cho tài xế khi vào cua ở tốc độ cao. Duy trì tốc độ di chuyển tương tự như các xe khác. Điều này thực sự rất hữu dụng trong thực tế. Lái…

Hai sản phẩm hỗ trợ lái xe an toàn vừa được công bố gây chú ý của VinAI

1. Hệ thống Giám sát người lái (Driver Monitoring System – DMS) Với mục tiêu giúp người dùng lái xe an toàn, Hệ thống Giám sát người lái và hành khách (Driver and Occupants Monitoring System – DMS) được VinAI phát triển với việc sử dụng các camera chất lượng cao và công nghệ Trí tuệ nhân tạo để phân tích hành vi của tài xế, từ đó giúp tài xế tránh những rủi ro khi gặp phải. Giải pháp của VinAI sử dụng camera hồng ngoại và hệ thống cảm biến trên xe để nhận biết các trạng thái bất thường, không tập trung của người điều khiển phương tiện nhằm kịp thời đưa ra cảnh báo với các cấp độ khác nhau trong suốt hành trình. Đặc biệt ngay cả khi tài xế đeo kính râm hoặc trong điều kiện ban đêm với ánh sáng yếu, hệ thống giám sát của VinAI cũng có thể hoạt động bình thường bằng cách sử dụng camera hồng ngoại nhận diện gương mặt tài xế. Tính năng điều chỉnh gương tự động (Auto Mirror Adjustment – AMA) VinAI đã phát triển tính năng điều chỉnh gương tự động nhằm giúp tài…

6 tình huống nguy hiểm khi lái xe ô tô và cách xử lý

1. Mất phanh Giảm tốc độ bằng cách nhả chân ga, thử chân phanh. Nếu chân phanh không hiệu quả, chuyển sang sử dụng phanh động cơ kết hợp phanh tay. Lần lượt chuyển về các số động cơ thấp hơn. Nhẹ nhàng kết hợp kéo phanh tay, không được giật mạnh phanh tay. Trong khi xử lý tình huống không được tắt máy. Nếu đã thử tất cả thì hãy nhanh chóng tìm vật cản mềm như bụi cây,… đâm vào để dừng xe một cách giảm thiểu va chạm nhất. 2. Nổ lốp Đạp lút chân ga khoảng một vài giây (xe đang chạy tốc độ vừa). Từ từ nhả chân ga để duy trì tốc độ. Giữ xe đi đúng làn đường, không sử dụng chân phanh. Từ từ giảm tốc độ xuống mức an toàn và đánh lái vào lề đường để sửa chữa. 3. Kẹt chân ga Đạp thật mạnh chân phanh và giữ lực đều, không nhấp nhả. Nếu xe sử dụng số sàn, đạp lút côn để cắt truyền động. Về N, giữ đều phanh, cẩn thận cho xe vào lề, sau đó gọi cứu hộ. Nếu xe sử dụng số tự động…

Vì sao không nên bật đèn khẩn cấp khi lái xe trời mưa?

Từ trước đến nay, nhiều tài xế vẫn có quan niệm sai lầm rằng có thể dùng đèn khẩn cấp khi trời tối hoặc mưa lớn nhằm cảnh báo với các tài xế khác. Việc này thậm chí còn mang lại nguy hiểm cho chính chủ xe vì nhiều lý do. Khi học lái xe, chúng ta đều được biết rằng đèn khẩn cấp được sử dụng để thông báo việc phương tiện dừng lại trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, nếu không phải gặp tình huống khẩn mà lại bật đèn khẩn cấp, bạn sẽ đánh lạc hướng người lái xe phía sau, khiến họ phanh gấp trong điều kiện tầm nhìn hạn chế do trời mưa và gây va quẹt. Sử dụng đèn cốt nếu bạn muốn những chiếc xe khác nhìn thấy bạn rõ hơn. Việc này có thể được áp dụng ngay cả trong điều kiện có sương mù. Khi sử dụng sai đèn khẩn cấp trở thành thông lệ, nguy cơ xảy ra tai nạn càng cao, do người lái xe có xu hướng “phớt lờ” đèn khẩn cấp, dễ tông vào một phương tiện đang gặp rắc rối đang phải dừng lại giữa…

Lý giải nguyên nhân ô tô dễ bị lật

Ô tô lật ngang Trường hợp này thường xảy ra khi tài xế rẽ gấp, bẻ ngang đột ngột. Lúc này, lực ly tâm (hay lực quán tính) hướng ra ngoài tâm quay. Lực này phụ thuộc vào vận tốc của xe. Trong khi lực từ mặt đường tác động lên lốp xe lại hướng vào tâm quay. Ngoài ra, ô tô sẽ có xu hướng lật ra ngoài cung quay vòng nếu lực hướng ra ngoài (lực ly tâm) lớn hơn lực hướng vào trong. Khi lực ly tâm và lực từ mặt đường tác động lên lốp lớn hơn trọng lực của xe, ô tô cũng thường rất dễ bị lật. Điều này cũng giải thích vì sao các dòng xe như bán tải, SUV dễ bị lật hơn các xe trọng tâm thấp như Sedan. Ngoài ra, việc chạy trên đường có độ nghiêng quá lớn cũng sẽ khiến cho ô tô có nguy cơ bị lật nghiêng. Lúc này trọng lực sẽ bị lệch góc so với phương thẳng. Chỉ cần lực bám của lốp xe ô tô nhỏ hơn lực kéo xuống của trọng lực thì ô tô sẽ bị lật. Ô tô bị lật…

3 kinh nghiệm lái xe trong thành phố mà bạn cần nhớ

Có thể bạn chưa biết, 80% những vụ tai nạn đều xảy ra trong thành phố, nơi có nhiều loại phương tiện và nhiều độ tuổi lưu thông trên đường. Để tránh gặp phải tình huống bất ngờ không kịp xử lý, bạn nên ghi nhớ 3 kinh nghiệm được chia sẻ từ chính những tài xế lâu năm trong bài viết dưới đây. Giữ khoảng cách giữa các xe Khác với đi đường cao tốc, đi đường phố có rất nhiều những tình huống bất ngờ, người điều khiển không xử lý kịp thời bởi lẽ khoảng cách giữa các xe quá gần nhau. Hơn nữa, đường trong thành phố có rất nhiều ngõ nhỏ bị khuất tầm nhìn bởi cây cối, xe đỗ dọc đường. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên giữ khoảng cách phù hợp giữa xe đi trước ít nhất là 1m bất kể đường vắng. Với trường hợp tắc đường xảy ra, bạn có thể duy trì khoảng 70 cm với xe trước. Hạn chế phanh xe gấp Việc phanh gấp xe đột ngột khiến cho xe đằng sau đâm vào đuôi xe mình. Vì vậy, khi gặp đèn đỏ…