6 tình huống nguy hiểm khi lái xe ô tô và cách xử lý

1. Mất phanh Giảm tốc độ bằng cách nhả chân ga, thử chân phanh. Nếu chân phanh không hiệu quả, chuyển sang sử dụng phanh động cơ kết hợp phanh tay. Lần lượt chuyển về các số động cơ thấp hơn. Nhẹ nhàng kết hợp kéo phanh tay, không được giật mạnh phanh tay. Trong khi xử lý tình huống không được tắt máy. Nếu đã thử tất cả thì hãy nhanh chóng tìm vật cản mềm như bụi cây,… đâm vào để dừng xe một cách giảm thiểu va chạm nhất. 2. Nổ lốp Đạp lút chân ga khoảng một vài giây (xe đang chạy tốc độ vừa). Từ từ nhả chân ga để duy trì tốc độ. Giữ xe đi đúng làn đường, không sử dụng chân phanh. Từ từ giảm tốc độ xuống mức an toàn và đánh lái vào lề đường để sửa chữa. 3. Kẹt chân ga Đạp thật mạnh chân phanh và giữ lực đều, không nhấp nhả. Nếu xe sử dụng số sàn, đạp lút côn để cắt truyền động. Về N, giữ đều phanh, cẩn thận cho xe vào lề, sau đó gọi cứu hộ. Nếu xe sử dụng số tự động…

Nắm rõ quy tắc “5 KHÔNG” cần tuân thủ luật giao thông khi lái xe trên cao tốc

Việc chúng ta di chuyển trên đường cao tốc nhằm rút ngắn khoảng cách và tiết kiệm được thời gian đến địa điểm đấy nhanh hơn là quá quen thuộc. Thế nhưng vẫn có nhiều anh em bác tài chưa nắm rõ hết được những quy định khi đi vào đường cao tốc, nên chỉ cần Nắm rõ nguyên tắc 5 KHÔNG cần tuân thủ khi lái xe trên cao tốc sẽ giúp các bác điều khiển xe an toàn hơn trên cung đường này. 1. Quy tắc không chạy bám đuôi Giữ khoảng cách an toàn giữa xe trước và xe sau đó là yêu cầu bắt buộc khi tham gia giao thông, không chỉ riêng trên đường cao tốc. Điều này sẽ giúp xe đi sau có đủ thời gian và quãng đường để phanh/đánh lái khi phát hiện xe phía trước có vấn đề. Như các bạn biết khi chạy trên cao tốc, những làn cho phép chạy 100km/h, 120km/h thì chúng ta càng phải lưu ý điều này hơn. Nếu không giữ khoảng cách, chạy bám đuôi xe phía trước thì khi xe phía trước bất ngờ phanh hoặc chuyển làn, rất dễ xảy ra va…

4 tips giúp bảo vệ ô tô điện vào mùa đông

A. Vì sao khó khởi động xe ô tô điện vào mùa đông? 1. Suy giảm hiệu suất pin, khả năng tiếp nhận điện Khi thời tiết trở nên quá lạnh, hoạt động của chất lỏng điện phân bên trong các tế bào pin sẽ chậm hơn, do đó khiến cho khả năng tiếp nhận điện của xe không còn được tốt. Chính vì vậy nên vào mùa đông khi thời tiết quá lạnh, chúng ta thường rất khó khởi động xe. Ngoài ra vào mùa đông, xe điện cũng thường hết pin nhanh hơn vì việc hồi phục năng lượng của xe cũng bị suy giảm do thời tiết quá lạnh. 2. Bảo dưỡng, chăm xe chưa đúng Tài xế nên chuẩn bị các trang bảo quản, làm ấm cho xe nếu như định đỗ xe quá lâu dưới thời tiết lạnh. Nếu không, pin của bạn sẽ bị giảm hiệu suất vận hành, từ đó khiến tài xế sau này gặp khó khi khởi động xe hoặc xe sẽ tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình này. Ngoài ra, những bộ phận, chi tiết máy cũng sẽ nhanh bị hỏng và làm giảm tuổi thọ của xe.…

Vì sao không nên bật đèn khẩn cấp khi lái xe trời mưa?

Từ trước đến nay, nhiều tài xế vẫn có quan niệm sai lầm rằng có thể dùng đèn khẩn cấp khi trời tối hoặc mưa lớn nhằm cảnh báo với các tài xế khác. Việc này thậm chí còn mang lại nguy hiểm cho chính chủ xe vì nhiều lý do. Khi học lái xe, chúng ta đều được biết rằng đèn khẩn cấp được sử dụng để thông báo việc phương tiện dừng lại trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, nếu không phải gặp tình huống khẩn mà lại bật đèn khẩn cấp, bạn sẽ đánh lạc hướng người lái xe phía sau, khiến họ phanh gấp trong điều kiện tầm nhìn hạn chế do trời mưa và gây va quẹt. Sử dụng đèn cốt nếu bạn muốn những chiếc xe khác nhìn thấy bạn rõ hơn. Việc này có thể được áp dụng ngay cả trong điều kiện có sương mù. Khi sử dụng sai đèn khẩn cấp trở thành thông lệ, nguy cơ xảy ra tai nạn càng cao, do người lái xe có xu hướng “phớt lờ” đèn khẩn cấp, dễ tông vào một phương tiện đang gặp rắc rối đang phải dừng lại giữa…

Vị trí ngồi trên xe ô tô nào an toàn và nguy hiểm nhất?

Xe ô tô 5 chỗ Theo nghiên cứu, vị trí ngồi cạnh người lái là vị trí nguy hiểm nhất trên ô tô 5 chỗ. Bởi khi xe xảy ra va chạm trực diện, theo phản xạ tự nhiên, người lái thường đánh vô lăng theo hướng bảo vệ cho bản thân và khiến người ngồi ghế phụ bị nặng không kém. Ngoài ra, người ngồi ghế trước rất dễ bị đập vào bảng taplo nếu chẳng may túi khí hoạt động không hiệu quả khi xảy ra tai nạn giao thông. Điều này có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho người ngồi ghế phụ. Do vậy, ngồi giữa và sau lưng ghế lái chính là vị trí an toàn nhất trên ô tô 5 chỗ. Bởi nếu va chạm phía trước, hàng ghế phía sau sẽ chịu lực tác động ít hơn. Ngoài ra do phản xạ tự nhiên của người lái là đánh lái theo hướng bảo vệ bản thân nên người ngồi sau thường vẫn sẽ an toàn hơn so với người ngồi trước. Xe ô tô 7 chỗ Tương tự xe 5 chỗ, ghế phụ phía trước là vị trí nguy hiểm nhất…

Lý giải nguyên nhân ô tô dễ bị lật

Ô tô lật ngang Trường hợp này thường xảy ra khi tài xế rẽ gấp, bẻ ngang đột ngột. Lúc này, lực ly tâm (hay lực quán tính) hướng ra ngoài tâm quay. Lực này phụ thuộc vào vận tốc của xe. Trong khi lực từ mặt đường tác động lên lốp xe lại hướng vào tâm quay. Ngoài ra, ô tô sẽ có xu hướng lật ra ngoài cung quay vòng nếu lực hướng ra ngoài (lực ly tâm) lớn hơn lực hướng vào trong. Khi lực ly tâm và lực từ mặt đường tác động lên lốp lớn hơn trọng lực của xe, ô tô cũng thường rất dễ bị lật. Điều này cũng giải thích vì sao các dòng xe như bán tải, SUV dễ bị lật hơn các xe trọng tâm thấp như Sedan. Ngoài ra, việc chạy trên đường có độ nghiêng quá lớn cũng sẽ khiến cho ô tô có nguy cơ bị lật nghiêng. Lúc này trọng lực sẽ bị lệch góc so với phương thẳng. Chỉ cần lực bám của lốp xe ô tô nhỏ hơn lực kéo xuống của trọng lực thì ô tô sẽ bị lật. Ô tô bị lật…

3 kinh nghiệm lái xe trong thành phố mà bạn cần nhớ

Có thể bạn chưa biết, 80% những vụ tai nạn đều xảy ra trong thành phố, nơi có nhiều loại phương tiện và nhiều độ tuổi lưu thông trên đường. Để tránh gặp phải tình huống bất ngờ không kịp xử lý, bạn nên ghi nhớ 3 kinh nghiệm được chia sẻ từ chính những tài xế lâu năm trong bài viết dưới đây. Giữ khoảng cách giữa các xe Khác với đi đường cao tốc, đi đường phố có rất nhiều những tình huống bất ngờ, người điều khiển không xử lý kịp thời bởi lẽ khoảng cách giữa các xe quá gần nhau. Hơn nữa, đường trong thành phố có rất nhiều ngõ nhỏ bị khuất tầm nhìn bởi cây cối, xe đỗ dọc đường. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên giữ khoảng cách phù hợp giữa xe đi trước ít nhất là 1m bất kể đường vắng. Với trường hợp tắc đường xảy ra, bạn có thể duy trì khoảng 70 cm với xe trước. Hạn chế phanh xe gấp Việc phanh gấp xe đột ngột khiến cho xe đằng sau đâm vào đuôi xe mình. Vì vậy, khi gặp đèn đỏ…