1. Chứng nhận NHTSA #
1.1 Chứng nhận NHTSA là gì? #
NHTSA là tên viết tắt của National Highway Traffic Safety Administration, là cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ, được thành lập vào năm 1970 và bảo lãnh bởi Chính phủ Mỹ. NHTSA được tạo ra nhằm cải thiện tình trạng an toàn đường bộ của quốc gia này bằng các bài thử nghiệm trên ô tô để kiểm tra mức độ thiệt hại khi va chạm. Sau đó, tổ chức này sẽ đánh giá mức độ an toàn dựa trên phần trăm tổn thương của người ngồi trong xe sau khi xảy ra va chạm.
1.2 Cách xác định điểm và số sao của NHTSA #
Các bài kiểm tra mức độ an toàn ô tô của NHTSA gồm: Thử nghiệm va chạm trực diện phía trước; thử nghiệm tác động va chạm bên hông và thử nghiệm lật xe. Kết quả từ các bài kiểm tra được tổng hợp và xếp hạng từ 1 đến 5 sao. 5 sao là mức đánh giá cao nhất.
Bảng xếp hạng 5 sao an toàn của cơ quan được thiết kế để cung cấp các thông tin về đảm bảo an toàn được thiết kế cho từng loại xe để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận dựa trên yêu cầu tiêu chuẩn của liên bang.
1.3 Đánh giá tiêu chuẩn an toàn #
Tiêu chí chấm điểm an toàn của NHTSA gồm 3 yêu cầu như sau: Bảo vệ an toàn va chạm trực diện, bảo vệ an toàn va chạm hai bên và bảo vệ an toàn lật xe. Từ cuộc thử nghiệm, tổ chức này sẽ đánh giá mức độ dựa trên phần trăm tổn thương của người ngồi trong xe sau khi có xa chạm xảy ra.
1.3.1.Thử nghiệm va chạm trực diện phía trước (Frontal Crash Test Scenario) #
Thử nghiệm này mô tả 2 chiếc xe có cùng trọng lượng đâm vào nhau. Theo đó, NHTSA để xe di chuyển với tốc độ cố định ở 35 dặm/giờ (khoảng 56 km/h) cùng 2 hình nộm bao gồm 1 nam nặng trung bình ngồi ở vị trí ghế lái và 1 nữ nặng trung bình ngồi ghế phụ, cả 2 đều được thắt dây an toàn. Kế đến, xe đâm thẳng vào 1 chướng ngại vật (có cùng trọng lượng với mẫu kiểm tra). Tổ chức NHTSA sẽ đánh giá chấn thương ở đầu, cổ, ngực và xương đùi, từ tỷ lệ tổn thương 2 hình nộm sẽ quyết định kết quả thử nghiệm.
- 5 Sao: Nguy cơ chấn thương nghiêm trọng là 10% hoặc ít hơn
- 4 Sao: Nguy cơ chấn thương nghiêm trọng là 11-20%
- 3 Sao: Nguy cơ chấn thương nghiêm trọng là 21-35%
- 2 Sao: Nguy cơ chấn thương nghiêm trọng là 36-45%
- 1 Sao: Nguy cơ chấn thương nghiêm trọng là 46% hoặc cao hơn.
1.3.2. Thử nghiệm va chạm bên hông (Side Barrier Crash Test Scenario) #
Thử nghiệm này tái hiện tai nạn bị chiếc xe khác đâm từ ngang hông. Thử nghiệm bao gồm 2 hình nộm, 1 hình nộm nam nặng trung bình ở ghế lái và 1 hình nộm nữ nặng trung bình ở hàng ghế sau (phía người lái), được thắt dây an toàn đầy đủ.
Chiếc xe sau đó sẽ bị đâm từ bên hông (phía ghế lái) bởi một vật cản nặng 3.015 lb ( tương đương 1.368 kg) có tốc độ 38,5 dặm/giờ (khoảng 62 km/h). Kết quả thử nghiệm là lực tác động và tổn thương lên đầu, cổ, ngực, bụng và xương chậu của 2 hình nộm.
- 5 Sao: Nguy cơ chấn thương nghiêm trọng là 5% hoặc ít hơn
- 4 Sao: Nguy cơ chấn thương nghiêm trọng từ 6-10%
- 3 Sao: Nguy cơ chấn thương nghiêm trọng là 11-20%
- 2 Sao: Nguy cơ chấn thương nghiêm trọng là 21-25%
- 1 Sao: Nguy cơ chấn thương nghiêm trọng là 26% hoặc cao hơn
1.3.3. Thử nghiệm va chạm cột bên (Side Pole Crash Test Scenario) #
Bài đánh giá này tái hiện lại tai nạn đâm vào cột điện, cột đèn mà người tham gia giao thông hay gặp phải. Mẫu xe thử nghiệm sẽ chạy với vận tốc 32km/h và đâm một góc 75 độ vào một cột chướng ngại vật có đường kính 25cm, ở phía người lái. Đánh giá tổn thương vùng đầu, ngực, cột sống dưới, bụng, xương chậu.
1.3.4. Thử nghiệm lật xe (Rollover Resistance Test Scenario) #
Xe được mô phỏng 5 hành khách bên trong và bình nhiên liệu đầy, di chuyển trên điều kiện địa hình phức tạp, thay đổi liên tục. Các dụng cụ đo đạc chuyên dụng sẽ đo các thông số của lốp và nếu 2 lốp cùng một phía nâng lên ít nhất 5,1 cm so với mặt đường, xe được đánh giá là có nguy cơ lật.
- 5 Sao: Nguy cơ lật xe là 10% ít hơn
- 4 Sao: Nguy cơ lật xe là 10-20%
- 3 Sao: Nguy cơ lật xe là 20-30%
- 2 Sao: Nguy cơ lật xe là 30-40%
- 1 Sao: Nguy cơ lật xe là 40% hoặc cao hơn
2. Ý nghĩa của chứng nhận NHTSA #
Trên thế giới có nhiều tổ chức đánh giá độ an toàn, một số tổ chức uy tín nhất có thể kể đến là Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA, Viện nghiên cứu an toàn giao thông quốc gia Mỹ IIHS (Insurance Institute for Highway Safety) và chương trình đánh giá xe mới EuroNCAP (European New Car Assessment Programme). Bảng đánh giá của NHTSA được thiết kế để giúp người tiêu dùng so sánh được mức độ an toàn của các loại xe khác nhau trên thị trường. Qua đó cũng khuyến khích các nhà sản xuất chú tâm hơn đến việc xây dựng hệ thống an toàn cho xe ô tô.
NHTSA đã tuyên bố: “Cục quản lý đường cao tốc và an toàn giao thông quốc gia (NHTSA) cam kết cải thiện tình trạng an toàn đường bộ của quốc gia và giúp người lái xe đưa ra quyết định về loại xe mới mà họ đang xem xét để mua.
Bảng xếp hạng 5 sao an toàn của cơ quan được thiết kế để cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về đảm bảo an toàn được thiết kế cho từng loại xe, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận dựa trên yêu cầu tiêu chuẩn của liên bang.”
3. Các dòng xe VinFast được thiết kế tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hiện hành #
Ngoài tính năng cơ bản của xe ô tô, các mẫu xe điện VinFast còn sở hữu hàng loạt trang bị bảo vệ người lái, hành khách và hệ thống hỗ trợ lái nâng cao ADAS (Advanced Driver Assistance Systems), cho phép người điều khiển xe không cần thao tác, lái xe liên tục nhưng vẫn đảm bảo an toàn. ADAS được vận hành dựa trên hệ thống các camera và cảm biến được trang bị trên xe.
Đặc biệt, cả VF 8 và VF 9 đều bao gồm 11 túi khí, nhiều hơn hẳn một số mẫu xe cùng phân khúc trên thị trường, giúp hạn chế tối đa tác động lực lên các vị trí ngồi khi xảy ra va chạm.
Các mẫu xe điện của VinFast đều được tích hợp Công nghệ ADAS với khả năng phát hiện và đưa ra cảnh báo kịp thời gồm 24 tính năng cụ thể như sau (xe VF 8):
- Hỗ trợ di chuyển khi ùn tắc: Hệ thống cảm biến và camera giúp người lái giữ khoảng cách an toàn với phương tiện khác, cảnh báo chệch làn đường hạn chế tối đa va chạm có thể xảy ra.
- Hỗ trợ lái trên đường cao tốc: Vận hành trên đường cao tốc, tự di chuyển theo vận tốc và lộ trình đã cài đặt trước trên hệ thống điều khiển.
- Hỗ trợ đỗ xe toàn phần: Hỗ trợ người lái tự đỗ xe chuẩn xác vào vị trí đã lựa chọn.
- Hỗ trợ chuyển làn: Dựa vào dữ liệu thu thập từ radar và camera phân tích giao thông xung quanh, hệ thống đánh giá việc chuyển làn có an toàn hay không trước khi thực hiện.
- Tự đỗ: Tự động đỗ xe hoàn toàn theo điều khiển của chủ xe ở bên ngoài.
- Triệu tập xe thông minh: Căn cứ vào dữ liệu vệ tinh, camera và cảm biến quanh xe để tự động di chuyển phương tiện tới vị trí của người lái.
- Cảnh báo chệch làn: Là hệ thống giúp xe duy trì chạy trên đúng làn đường quy định.
- Hỗ trợ giữ làn: Cung cấp khả năng đánh lái và phanh tự động giữ xe di chuyển đúng làn đường đang di chuyển.
- Kiểm soát đi giữa làn: Hỗ trợ xe tập trung di chuyển giữa làn đường giúp người lái không phải thực hiện nhiệm vụ đánh lái.
- Giám sát hành trình thích ứng: Hữu ích trên đường cao tốc – cung đường mà người lái gặp khó khăn trong việc theo dõi tốc độ của mình và các phương tiện khác trong thời gian dài. Tính năng này sẽ dựa vào tín hiệu của những cảm biến được lắp đặt trên xe để tự động tăng hoặc giảm tốc độ và đôi khi dừng xe.
- Điều chỉnh tốc độ thông minh: Tính năng này sử dụng cảm biến radar cho phép phát hiện khoảng cách giữa các phương tiện và tự động điều chỉnh tốc độ để giữ khoảng cách nhất định.
- Nhận biết biển báo giao thông: Quét và nhận diện các loại biển báo giao thông trên đường sau đó gửi thông báo đến người lái để có hành vi điều khiển xe phù hợp.
- Cảnh báo va chạm phía trước
- Cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau
- Cảnh báo điểm mù
- Cảnh báo khi mở cửa
- Phanh tự động khẩn cấp: Chủ động phanh trong trường hợp khẩn cấp nếu các thuật toán của hệ thống cho rằng va chạm có thể xảy ra.
- Hỗ trợ giữ làn khẩn cấp: Giúp điều chỉnh hướng đi của xe khi đang lệch dần ra khỏi làn đường trong tình huống khẩn cấp.
- Hỗ trợ đỗ phía trước: Cụm cảm biến bằng sóng siêu âm được đặt phía trước có khả năng nhận biết và hỗ trợ cảnh báo nếu có chướng ngại vật giúp người lái đỗ xe an toàn ở phạm vi phía trước.
- Hỗ trợ đỗ phía sau: Cụm cảm biến bằng sóng siêu âm được đặt phía sau có khả năng nhận biết và hỗ trợ cảnh báo nếu có chướng ngại vật giúp người lái đỗ xe an toàn ở phạm vi phía sau.
- Hệ thống camera sau: Là loại camera đặc biệt được gắn vào phía sau ô tô để cung cấp tầm nhìn, diễn biến giao thông phía sau xe, là trợ thủ đắc lực cho người lái mới mỗi khi lùi hoặc đỗ phương tiện.
- Giám sát xung quanh 360 độ: Hỗ trợ tầm nhìn mang lại sự an toàn nhờ việc có thể theo dõi toàn cảnh 360 độ xung quanh xe ô tô.
- Điều khiển đèn pha tự động: Tự động bật/tắt đèn pha và điều khiển đèn pha/cos thích hợp tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, giúp người lái đảm bảo tầm quan sát tốt nhất và di chuyển thuận tiện.
Hệ thống giám sát lái xe: Tính năng này sẽ theo dõi người lái nhằm phát hiện ra sự mệt mỏi và buồn ngủ khi vận hành xe trong khoảng thời gian nhất định. Hệ thống sẽ chủ động phát ra cảnh báo và yêu cầu người lái tạm nghỉ ngơi nhằm đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Nguồn tham khảo:
https://www.nhtsa.gov/ratings